Ngân hàng thanh toán thẻ
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế
2.3.2.1 Hạn chế
Là một ngân hàng đi sau trong lĩnh vực thẻ, tuy đã có những thành quả đáng khích lệ, song so với các ngân hàng khác và so với yêu cầu thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại NH Quân đội vẫn còn quá nhỏ bé, mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của sự tăng tưởng và phát triển. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại MB cho thấy một số hạn chế sau:
• Các sản phẩm thẻ không đa dạng
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã phát hành thẻ thanh toán quốc tế với nhiều loại thẻ đa dạng và tiện ích mà NH Quân đội mới chỉ phát hành ghi nợ nội địa. Điều này thể hiện dịch vụ thẻ của MB chưa thực sự phát triển so với tiềm năng của bản thân ngân hàng và của thị trường cũng như so với đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, tiện ích của thẻ MB chưa phát triển như đối thủ. Ví dụ ngoài việc miễn giảm các loại phí, đưa ra các chương trình tiếp thị cho thẻ, các ngân hàng đối thủ còn tích cực gia tăng tiện ích cho thẻ. Tiện ích nhất là thẻ của Vietcombank và Đông Á. Thẻ Vietcombank cho phép thanh toán tiền điện, nước, điện thoại (khu vực TP. Hồ Chí Minh), thanh toán phí bảo hiểm Prudential, AIA; thẻ Đông Á cho phép gửi tiền qua ATM; cả hai loại thẻ trên đều cho phép mua thẻ cào internet, điện thoại qua máy ATM. Ngoài ra, thẻ ghi nợ của Techcombank còn cho phép khách hàng chuyển từ tài khoản thẻ sang tài khoản tiết kiệm bằng các thao tác trên ATM. Các ngân hàng khác cũng tích cực gia tăng các tiện ích cho thẻ của mình...
• Chưa khai thác hết tiềm năng sử dụng thẻ
Với số dân khoảng 86 triệu người và số chủ thẻ mới đạt khoảng 28 triệu thẻ có thể thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực thẻ thanh toán còn rất lớn nhưng số
lượng thẻ mà NH Quân đội phát hành ra còn rất ít ỏi chỉ có hơn 300.000 thẻ, đấy là chưa tính đến những thẻ “non-active”, được phát hành đi nhưng không được sử dụng, chiếm một con số không nhỏ. Hơn nữa, sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo thị trường tiêu thụ ở VN. Hệ thống siêu thị mọc lên liên tục thay thế cho các ngôi chợ truyền thống, cửa hiệu tạp hóa nhỏ lẻ quen thuộc; các shop thời trang với các nhãn hiệu cao cấp trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở VN… Tất cả những biến chuyển đó cùng với đời sống kinh tế và thu nhập ngày càng cải thiện đã kéo theo sự nâng cấp nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người VN. Con số 250 máy ATM và 1.100 ĐVCNT của MB là còn quá hạn chế so với nhu cầu ngày một tăng cao này. Thêm vào đó, KH dùng thẻ chủ yếu là để rút tiền mặt, thậm chí nhiều người vẫn rút tiền mặt trước khi bước vào mua hàng tại các siêu thị, trung tâm mua sắm vì tưởng rằng máy POS chỉ dành riêng cho thẻ tín dụng trong khi thực tế nó dùng cho cả thẻ ATM. Như vậy, có thể nói NH Quân đội đang bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển và khai thác lợi nhuận từ dịch vụ thẻ.
• Mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ còn hạn chế
Do tham gia thị trường sau các ngân hàng lớn đã có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực kinh doanh thẻ nên MB gặp không ít khó khăn trong việc phát triển mạng lưới chủ thẻ và đại lý, đặc biệt là mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. Hiện nay, hầu hết các siêu thị, khách sạn, các cửa hàng lớn tại các trung tâm thương mại đã ký hợp đòng đại lý chấp nhận thẻ với ACB, Vietcombank, ANZ,... Việc thu hút các đơn vị này làm đại lý chấp nhận thẻ của MB là không dễ dàng, thậm chí ngay cả khi ký hợp đồng, đặt được thiết bị POS thì việc đại lý có thực hiện giao dịch trên POS của MB hay không cũng là một khó khăn.
• Nhận thức của ĐVCNT còn chưa đầy đủ
Khi thanh toán thẻ tại các đại lý trong nước,thông thường các đại lý sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản phí chiết khấu 2,5-3% trên doanh số thanh toán theo hóa đơn, vô hình chung đã làm giảm mất đi phần đấy phần trăm lợi nhuận. Do chưa nhận thức được đầy đủ những tiện ích của việc thanh toán bằng thẻ mà nhiều đại lý
đã tiến hành nâng giá bán đối với khách hàng dùng thẻ, và điều này đã làm cho khách hàng e ngại việc sử dụng thẻ.