Kết quả khúc xạ trụ

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 71 - 75)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN

3.2.2.2. Kết quả khúc xạ trụ

* Khúc xạ trụ trước và sau mổ theo thời gian

Biểu đồ 3.3. Khúc xạ trụ trước và sau mổ theo thời gian

Khúc xạ trụ trước mổ là -2.37±1.43D, có tới 5 mắt khúc xạ trụ hơn -5D, nhưng ngay ngày đầu sau mổ, khúc xạ trụ trung bình còn -1.09D, và ổn định ở mức nhỏ hơn -1D ở các thời điểm khác nhau với P < 0,05. (Giới hạn điều trị khúc xạ trụ của ICL là -5D)

*Khúc xạ trụ trước và sau mổ theo mức độ khúc xạ

Với nhóm khúc xạ trụ dưới 3D, khúc xạ tồn dư sau mổ là -0.84D ngay ngày đầu tiên, và giảm dần xuống mức -0.65D ở thời điểm cuối (5 năm). Nhóm khúc xạ trụ từ -3 đến -5D có mức tồn dư sau mổ xung quanh giá trị -1.5D, còn nhóm loạn thị cao, khúc xạ trụ trên -5D, khúc xạ trụ sau mổ cũng không ổn định, dao động từ -1.33 đến -2.20D, sau mổ 60 tháng ở mức -1.75D. Nhìn chung khúc xạ ổn định ở 6 tháng với mức -0.87D. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0.001. Cụ thể, sau mổ 6 tháng, 2 mắt khúc xạ trụ trước mổ -7D còn -2.50D, một mắt trước mổ -5.75D còn -3.25D, một mắt trước mổ -5.50D còn -1.75D, một mắt trước mổ -5.25D còn -2.25D, 1 mắt trước mổ -5.00D còn -1.00D, 1 mắt trước mổ -5.00D còn -0.25D, đa số giữ ổn định.

*Khúc xạ trụ sau mổ theo nhóm khúc xạ tồn dư

Biểu đồ 3.5. Khúc xạ trụ tồn dư sau mổ

Ngày đầu sau mổ, có 36,1% đạt khúc xạ trụ trong khoảng ±0.5D, số này ổn định qua các thời điểm theo dõi, đạt cao nhất sau mổ 6 tháng (48,9%). Khúc xạ tồn dư ±1D đạt khoảng 70%, cao nhất sau 60 tháng 81,3%. Khúc xạ tồn dư trong khoảng ±2D đạt xấp xỉ 92%, cao nhất ở thời điểm 5 năm 95,5%. Khúc xạ tồn dư trên -2D thường rơi vào nhóm có khúc xạ trụ trước mổ trên 5D, chiếm tỷ lệ 4,2 – 7,2%.

3.2.2.3.Khúc xạ tương đương cầu

*Khúc xạ tương đương cầu trước và sau mổ theo thời gian

Biểu đồ 3.6: Khúc xạ tương đương cầu trước và sau mổ theo thời gian

Sự thay đổi khúc xạ tương đương cầu sau mổ rất rõ ràng, từ khúc xạ cầu trung bình -14.54D (± 5.6D) giảm xuống còn -1.58D ngay ngày sau mổ, giảm từ -1.58D đến -1.01D ở các khoảng thời gian kế tiếp, ổn định ở mức -1.31D sau 5 năm theo dõi. Chênh lệch khúc xạ sau mổ so với trước mổ đạt trên 13D. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0.05.

*Khúc xạ tương đương cầu trước và sau mổ theo mức độ khúc xạ

Chia nhỏ theo nhóm khúc xạ, ta thấy nhóm cận thị dưới 10D đạt khúc xạ tồn dư sau mổ thấp nhất, chỉ khoảng -0.5D, tuy nhiên giá trị này lại tăng lên ở thời điểm 5 năm sau mổ. Nhóm cận thị trong khoảng 10D đến 19D, đạt khúc xạ tồn dư trong khoảng -1.0D. Nhóm cận thị trên 19D đạt khúc xạ tồn dư cao nhất từ -2.64 đến -3.43D, và giảm dần từ 6 tháng sau mổ, đạt -2.64D sau 5 năm. Sau mổ 1 đến 3 tháng, khúc xạ tương đối ổn định, ít dao động.

*Khúc xạ tương đương cầu sau mổ theo nhóm khúc xạ tồn dư sau mổ

Biểu đồ 3.8. Khúc xạ tương đương cầu sau mổ theo nhóm khúc xạ tồn dư sau mổ

Ngay ngày đầu sau mổ, có 32,3% đạt khúc xạ tương đương cầu trong khoảng ±0.5D, số này ổn định qua các thời điểm theo dõi, đạt cao nhất sau mổ 1 năm (34,6%). Khúc xạ tồn dư ±1D đạt khoảng 60% (từ 56,6 đến 65,4%), cao nhất sau 12 tháng 65.4%. Khúc xạ tồn dư trong khoảng ±2D đạt xấp xỉ 80% (từ 76,8 đến 83,3%), cao nhất ở thời điểm 5 năm 83,3%. Khúc xạ tồn dư trên 2D, thường rơi vào nhóm có khúc xạ trụ trước mổ trên 3D và khúc xạ cầu trên 19D, chiếm tỷ lệ khoảng 16,2% - 23,2%.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 71 - 75)