Đánh giá hiệuquả lâu dài của phẫu thuật * Đánh giá cảm giác chủ quan của bệnh nhân

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 58 - 61)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4.1. Đánh giá hiệuquả lâu dài của phẫu thuật * Đánh giá cảm giác chủ quan của bệnh nhân

* Đánh giá cảm giác chủ quan của bệnh nhân

Dựa vào bảng hỏi lấy Ý kiến của bệnh nhân (phụ lục 1) về mức độ hài lòng sau mổ, nhìn loá, dao động thị lực, thị lực ban ngày, ban đêm, nhìn hai hình, méo hình, khó chịu, nhức, cộm, chói, chảy nước mắt...

Mức độ hài lòng của bệnh nhân được qui định như sau:

Rất hài lòng: bệnh nhân cho rằng kết quả phẫu thuật tốt, giúp bệnh nhân sinh hoạt, học tập bình thường, bệnh nhân thấy mắt gần như bình thường, không khó chịu gì.

Hài lòng: bệnh nhân cho rằng kết quả phẫu thuật tốt, giúp bệnh nhân sinh hoạt, học tập gần như bình thường, song bệnh nhân thỉnh thoảng thấy khó chịu ở mắt (nhìn lóa...).

Không hài lòng: bệnh nhân cho rằng kết quả phẫu thuật chưa tốt, khó chịu như dao động thị lực, méo hình, cộm, chói...

*Đánh giá về thị lực

 Thị lực có 4 mức độ:

Tốt: Thị lực không chỉnh kính sau mổ (UCVA2) tương

đương hoặc tốt hơn trên 1 hàng so với thị lực chỉnh kính tối đa trước mổ (BCVA1).

Khá: UCVA2 kém 1 hàng so với BCVA1

Trung bình: UCVA2 kém 2 hàng so với BCVA1

 Số hàng thị lực: thị lực không kính, có kính sau mổ so với thị lực không kính và có kính trước mổ, số hàng thị lực không kính sau mổ tăng theo nhóm khúc xạ tương đương cầu.

 Chỉ số hiệu quả = thị lực không kính sau phẫu thuật/ thị lực kính tốt nhất trước phẫu thuật (UCVA2/BCVA1)

*Đánh giá về khúc xạ:

 Khúc xạ tồn dư sau mổ chia làm 4 mức độ:

Tốt : Khúc xạ tồn dư sau mổ ≤ ± 1D.

Khá: Khúc xạ tồn dư sau mổ > ± 1D và ≤ ± 2D.

Trung bình: Khúc xạ tồn dư sau mổ > ±2 D và ≤ ± 3D.

Kém: Khúc xạ tồn dư sau mổ > ±3 D

*Đánh giá về tình trạng thực thể:

• Khám mắt: tình trạng vết mổ, giác mạc, mống mắt, tiền phòng, đồng tử, thể thủy tinh, dịch kính, võng mạc... sau mổ.

• TTTNT (ICL) có cân không, có dính không, độ vồng của ICL hay khoảng cách từ mặt sau ICL đến mặt trước TTT (vault)...

- Vault bình thường (>0.25 đến <0.75mm): nhìn thấy mặt sau của ICL và mặt trước thể thủy tinh

- Vault quá cao (≥ 0.75mm): khi có nghẽn đồng tử hoặc kích thước ICL quá lớn

- Vault quá thấp (≤0.25mm): khi không thấy khoảng cách giữa thể thủy tinh và ICL, không quan sát được mặt sau của ICL

• Độ sâu tiền phòng, khúc xạ giác mạc, bán kính cong giác mạc đo bằng IOL MASTER, so sánh với trước mổ.

* Ghi nhận các biến chứng: nhiễm trùng, nghẽn đồng tử, xẹp tiền phòng, lệch TTTNT, lệch trục TTTNT, các mức độ đục thể thủy tinh, bong võng mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp...

* Đánh giá tính an toàn qua 3 mức độ:

- An toàn: TTTNT yên, cân hoàn toàn, vault bình thường, không có biến chứng.

- An toàn tương đối: TTTNT yên, cân hoàn toàn, vault bình thường, có biến chứng nhưng nhẹ, không ảnh hưởng đến thị lực. - Không an toàn: TTTNT không cân, vault quá cao hoặc quá thấp, có

biến chứng ảnh hưởng đến thị lực hoặc phải can thiệp bằng phẫu thuât.

 Chỉ số an toàn = thị lực chỉnh kính tốt nhất sau phẫu thuật/thị lực chỉnh kính tốt nhất trước phẫu thuật (BCVA2/BCVA1)

* Đánh giá chung kết quả phẫu thuật

Dựa vào cảm giác chủ quan của bệnh nhân, độ an toàn và tính hiệu quả của phẫu thuật, chúng tôi chia làm 4 mức độ kết quả.

Bảng 2.1: Đánh giá chung kết quả phẫu thuật

Kết quả Tốt Khá Trung bình Kém Thị lực không kính sau mổ so với thị lực có kính trước mổ ≥ 1 hàng < 1 hàng < 2 hàng < 3 hàng Khúc xạ tồn dư sau mổ ≤ ±1D ±1 đến ±2D ±2 đến ±3D >3D Chỉ số an toàn ≥ 1 ≥ 1 < 1 <1 Chỉ số hiệu quả ≥ 0.9 < 0.9 <0.9 <0.9

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w