Thu thập thông tin trước phẫu thuật

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 50 - 53)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3.1. Thu thập thông tin trước phẫu thuật

 Hỏi bệnh: tiền sử của bệnh nhân: phát hiện cận thị từ bao giờ, đeo kính từ bao giờ, tiến triển của cận thị như thế nào, đã điều trị hoặc can thiệp phẫu thuật gì, có bệnh gì về mắt và toàn thân kèm theo không? Chú ý

hỏi tiền sử gia đình có tật khúc xạ, glôcôm, thoái hóa sắc tố võng mạc... hay bệnh khác về mắt.

 Khám mắt: khám nhãn cầu và các bộ phận phụ cận bằng kính sinh hiển vi, kính Volk, kính 3 mặt gương để đánh giá tình trạng mi, kết mạc, giác mạc, tiền phòng, góc tiền phòng, thể thủy tinh, dịch kính, hắc võng mạc, mạch máu hắc võng mạc, phát hiện các thoái hóa võng mạc có nguy cơ để laser rào chắn đề phòng bong võng mạc trước khi phẫu thuật.

 Đo các thông số trước mổ:

* Khúc xạ:

- Đo khúc xạ bằng máy khúc xạ kế tự động. Lấy trị số trung bình sau 3 lần đo.

- Khúc xạ cầu và khúc xạ trụ đều được ghi nhận.

- Khúc xạ tương đương cầu = khúc xạ cầu + khúc xạ trụ/2.

- Khúc xạ được đo trước liệt điều tiết, sau liệt điều tiết. Soi bóng đồng tử bằng máy Retinoscopy sau khi đã tra Cyclogyl 1% 30 phút để xác định khúc xạ khách quan trước mổ.

- Thử kính phù hợp nhất cho bệnh nhân trước mổ, sau mổ, lấy khúc xạ này để tính toán công suất TTTNT

- Khúc xạ cầu và tương đương cầu trước mổ được chia thành 3 nhóm: dưới 6D; từ 6D đến 9.9D; từ 10D đến 19D; trên 19D. - Khúc xạ cầu và tương đương cầu tồn dư sau mổ được chia thành 4 nhóm trong khoảng:

±0.5D; ±1D ; ±2D; >±2D.

- Khúc xạ trụ chia làm 3 nhóm:

dưới 3D; từ 3D đến 5D; trên 5D.

- Khúc xạ trụ tồn dư sau mổ cũng được chia thành 4 nhóm trong khoảng:

* Thị lực:

- Đo thị lực từng mắt trước mổ bằng bảng Snellen: thị lực không kính (UCVA), thị lực qua kính lỗ, thị lực với kính bệnh nhân đang đeo (nếu có), thị lực chỉnh kính tốt nhất (BCVA).

- Thị lực được chia thành các mức độ:

< 20/40; 20/40 đến <20/20; ≥ 20/20.

*Nhãn áp:

- Đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Maklakov, quả cân 10g: nhằm loại trừ những trường hợp có nhãn áp cao trước mổ và theo dõi sự thay đổi nhãn áp sau mổ.

- Nhãn áp được chia làm 2 mức:

< 23mm Hg; ≥ 23mm Hg

* Đo các chỉ số về giải phẫu:

- Độ vault (khoảng cách giữa mặt sau giác mạc và mặt trước ICL): đo bằng OCT bán phần trước,

- Độ sâu tiền phòng: đo bằng OCT bán phần trước

- Khúc xạ giác mạc, bán kính cong giác mạc: đo bằng máy khúc xạ kế tự động

- Trục nhãn cầu đo bằng máy IOL MASTER và máy OCT bán phần trước

- Đường kính giác mạc (white to white): đo bằng compa, - Chiều dày giác mạc bằng máy OCT bán phần trước

- Đếm tế bào nội mô giác mạc bằng máy đếm nội mô giác mạc (Specular microscopy)

Các thông số trên để tính toán công suất thể thủy tinh và đánh giá biến đổi chỉ số khúc xạ giác mạc, độ sâu tiền phòng... sau mổ so với trước mổ. Tất cả được lấy trị số trung bình sau 3 lần đo.

Cận lâm sàng:

- Siêu âm nhãn cầu: bằng máy siêu âm, kết hợp cả hệ thống siêu âm A và B nhằm đánh giá tình trạng thể thủy tinh, dịch kính, võng mạc, đo trục nhãn cầu ...

- Điện võng mạc: nhằm đánh giá chức năng của tế bào võng mạc, loại trừ những trường hợp thoái hóa sắc tố võng mạc và tiên lượng kết quả phẫu thuật.

- OCT bán phần trước: đo độ dày giác mạc, độ sâu tiền phòng

 Tính công suất TTTNT, trục loạn thị theo phần mềm của STARR Surgical AG Toric ICL

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w