KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 46 - 49)

- Đặc điểm hình thái lá cây Trắc

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học,

sinh thái học của cây Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre.) tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” tôi đã thu được kết quả như sau:

- Cây Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre.) trưởng thành tại xã Cam Chính có kích thước D1.3 trung bình đạt 9,2 cm; Chiều cao vút ngọn (Hvn) trung bình 10,8 m và chiều cao dưới cành (Hdc) trung bình 5,3 m.

-Lá cây Trắc có từ 7-9 lá chét hình trái xoan, chiều dài lá từ 4-8cm, chiều rộng từ 2-4cm, mỗi lá chét có từ 10-14 gân, cuống chét ngắn từ 0,3-0,5cm, lá chét ở gần cuống thường to nhất. Cây Trắc thường thay lá vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch.

-Hoa dạng cụm hình chùy mọc ở nách lá, dài 7 - 15cm, thưa, các lá bắc sớm rụng. Hoa Trắc là hoa lưỡng tính, không đều, màu trắng có đài hợp, xẻ 5 răng, nhẵn. Có 9 nhị hợp thành 2 bó (5 nhị và 4 nhị). Hoa thường nở vào tháng 6-7 dương lịch.

-Về quả: quả ra từ tháng 8 đến cuối tháng 11, quả cây trắc rất nhiều, quả đậu rất mảnh, thuôn dài, gốc thót mạnh, đỉnh nhọn, dài 5 – 6 cm, rộng 1 - 1,1cm, thường chứa 1 hạt màu nâu (ít khi 2 hạt).

-Hầu hết cây Trắc sinh trưởng tốt ở những vùng địa hình có độ cao trung binh 150m so với mặt nước biển và độ dốc lớn hơn 450.

-Đất tại nơi cây Trắc phân bố là loại đất đỏ vàng và nâu vàng, có kết cấu bền chặt, hàm lượng mùn cao và hàm lượng mùn giảm dần từ tầng trên tầng mặt trỏ xuống xuống thích hợp cho cây phát triển tốt.

-Khu vực có cây Trắc thuộc kiểu rừng kín thường xanh lá cứng hơi ẩm nhiệt đới, trạng thái rừng trồng (Keo), trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy (IIa).

- Khu vực có cây Trắc phân bố mới tái sinh sau khai thác do đó kết cấu tầng thứ của lâm phần rất đơn giản bao gồm 2 tầng: tầng 1 là tầng cây nhỡ và cây tái sinh ( Trắc ; Thẩu Tấu ;Lành Ngạnh...) đây đều là những loài cây ưa sáng, tái sinh chồi sau khi bị người dân khai thác cạn kiệt cho nên sinh trưởng và phát triển của chúng tương đối đồng đều; tầng 2 là tầng cây bụi, thảm tươi bao

gồm: Sa nhân (Amomum villosum var. xanthioides(Wall.) Hu & Chen.), Thừng Mức (Wrightia annamensis) , Lấu (Psychotria montana BL)…

-Thành phần loài cây đi kèm với cây Trắc là khá đơn giản, cây Trắc thường mọc theo đám chính vì thế mà sự tác động, ảnh hưởng của các loài cây khác đi kèm với nó là rất không đáng kể.

- Tái sinh tự nhiên của cây Trắc là rất tốt nhưng chủ yếu là tái sinh chồi, cây tái sinh tập trung xung quanh gốc cây mẹ ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Sự cạnh tranh mạnh về không gian dinh dưỡng đã gây ra hiện tượng thân cây bị cong queo, tán cây lệch... Mặt khác số cây Trắc ra hoa kết quả rất ít nên tái sinh có nguồn gốc từ hạt gần như không thấy xuất hiện. Vì thế cần có các biện pháp thúc đẩy tái chồi, để đảm bảo cho lâm phần phát triển theo hướng tích cực như khoanh vùng quản lý cây tái sinh từ chồi, tiến hành tách chồi để vừa nhân rộng mô hình trồng Trắc vừa đảm bảo mật độ phù hợp cho chồi tái sinh phát triển tốt.

-Mô hình vườn hộ trồng Trắc tại địa phương rất khả quan, có thể gìn giữ và nhân rộng thêm mô hình để loài được bảo vệ và phát triển tại địa phương.

- Trong công tác trồng cây Trắc nên tiến hành trồng rừng thuần loài, mật độ trồng rừng không nên trồng quá dày vì khả năng sống của cây con là khá tốt.

-Sự tham gia của chính quyền và người dân địa phương vào công tác bảo

vệ và phát triển loài tại xã Cam Chính còn rất yếu cho nên cần có các biện pháp thích hợp để bảo tồn và phát triển loài.

5.2. Tồn tại

Khóa luận còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Phạm vi nghiên cứu còn rất hạn chế, mới chỉ nghiên cứu cây Trắc tại xã Cam Chính chưa nghiên cứu ở khu vực khác nên chưa so sánh được kết quả nghiên cứu với nhau vì vậy số liệu thu thập được có độ chính xác chưa cao.

- Để nâng cao độ tin cậy của số liệu điều tra cần tiến hành nhiều nghiên cứu lặp lại.

- Đề tài chỉ nghiên cứu được một số đặc điểm sinh vật học đặc trưng của loài mà chưa nghiên cứu được nhiều hơn các đặc trưng khác để hoàn thiện các đặc tính sinh vật học.

-Hiểu biết của người dân bản địa về hình thái và sự tồn tại của loài tại địa phương rất ít nên vô tình đã làm mất đi một số lượng cây Trắc trong quá trình khai thác đất làm nương rẫy.

5.3. Kiến nghị

- Kết quả thu được từ đề tài này chỉ nên áp dụng trong khu vực xã Cam Chính, nếu muốn áp dụng rộng ra các khu vực khác cần phải nghiên cứu thêm.

- Cần tiến hành nghiên cứu thêm về những đặc tính sinh vật học khác của loài để hoàn thiện hơn nữa việc hiểu biết về đặc tính sinh vật của loài phục vụ cho công tác gây trồng, chăm sóc và bảo tồn loài.

- Cần có những nghiên cứu lặp lại để kiểm tra kết quả nghiên cứu nhằm tạo độ chính xác cao hơn nữa, nên nghiên cứu ở nhiều nơi có phân bố loài cây Trắc trong cùng một thời điểm để so sánh các kết quả với nhau.

-Nâng cao nhận thức cho người dân về sự tồn tại của loài và có biện pháp bảo tồn phát triển loài thích hợp.

PHẦN 6

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w