Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 43 - 44)

- Đặc điểm hình thái lá cây Trắc

4.6.2.1. Giải pháp về quản lý

Cần có biện pháp bảo vệ cây Trắc trước sự khai thác quá mức của người dân, nếu như bị tàn phá thì khả năng phục hồi là rất khó, kéo theo đó là một loạt những ảnh hưởng đến suy giảm đa dạng sinh học và số lượng loài. Chính vì vậy cần có sự vào cuộc của các bên tham gia.Cụ thể các bên tham gia cần:

Đối với Kiểm Lâm:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền địa phương, người dân địa phương xã Cam Chính và các vùng lân cận về tình trạng nguy cấp quý hiếm của loài cây Trắc.

Tăng cường thành lập các tổ tuần tra, thực hiện kiểm tra giám sát bảo vệ và xử phạt răn đe đối với những hành vi khai thác loài loài cây Trắc có trên địa bàn. Lập hồ sơ cam kết bảo vệ loài và nguồn giống cây Trắc địa phương.

Đối với Lâm trường đường 9:

Hiện tại có 1 quần thể cây Trắc tái sinh chồi sau khi bị khai thác lấy gỗ tồn tại trong địa phận trồng rừng keo của lâm trường. Vì vậy, việc tham gia của lâm trường đường 9 vào việc quản lý bảo vệ loài cây Trắc là hết sức cấp thiết. Lâm trường cần khoanh vùng có quần thể cây Trắc lại để tránh nhầm lẫn trong việc trồng và khai thác rừng keo.

Lâm trường cần phối hợp chặt chẽ với Kiểm Lâm , chính quyền, người dân địa phương để thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển loài.

Đối với chính quyền địa phương:

Chính quyền cấp xã là cầu nối quan trọng giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ và phát triển loài cây Trắc. Vì vậy, chính quyền địa phương cần tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển loài, tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thành lập rừng cộng đồng tại các thôn xóm, giao đất giao rừng cho người dân cùng quản lý, bảo vệ và phát triển loài.

Đối với người dân địa phương:

Người dân ít biết về sự tồn tại của cây Trắc phân bố ở các khu vực rừng tự nhiên nên việc các khu vực rừng phục hồi tự nhiên thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các hoạt động lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trồng Keo, Cao su đã làm mất những cây mẹ tái sinh nên dẫn đến tình trạng số lượng cá thể cây Trắc ở các khu vực nghiên cứu ngày càng ít.

Người dân địa phương cần tích cực tham gia công tác bảo vệ và phát triển loài như xây dựng mô hình vườn hộ cây Trắc, nâng cao thu nhập từ diện tích vườn hộ gia đình. Không tham gia vào bất cứ hành vi khai thác, vận chuyển hoặc gây tổn hại đến loài cây Trắc trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w