Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 44 - 46)

- Đặc điểm hình thái lá cây Trắc

4.6.2.2. Giải pháp về kỹ thuật

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Tái sinh tự nhiên của cây Trắc là rất tốt nhưng chủ yếu là tái sinh chồi, cây tái sinh tập trung xung quanh gốc cây mẹ ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Sự cạnh tranh mạnh về không gian dinh dưỡng đã gây ra hiện tượng thân cây bị cong queo, tán cây lệch... Mặt khác số cây Trắc ra hoa kết quả rất ít nên tái sinh có nguồn gốc từ hạt gần như không thấy xuất hiện. Vì thế cần có các biện pháp thúc đẩy tái chồi, để đảm bảo cho lâm phần

phát triển theo hướng tích cực như khoanh vùng quản lý cây tái sinh từ chồi, tiến hành tách chồi để vừa nhân rộng mô hình trồng Trắc vừa đảm bảo mật độ phù hợp cho chồi tái sinh phát triển tốt.

Nghiên cứu về nhân giống, gây trồng và phát triển

Một đặc điểm dễ nhận thấy trong quá trình điều tra lâm phần cây Trắc đó là cây Trắc thường mọc thành bụi hay đám lớn, đây là kết quả của việc người dân trong khu vực tiến hành khai thác thân cây hoặc chặt bỏ cây Trắc để lấy đất canh tác nương rẫy nhưng gốc cây vẫn còn, do đặc điểm tái sinh chồi tốt nên phần gốc này hình thành rất nhiều cây tái sinh. Sau đó những cây này phát triển và tiếp tục bị khai thác kết quả là hình thành nên những bụi cây Trắc tương đối lớn có khi nên đến vài chục cây.

Nguồn giống cây Trắc từ mô hình vườn hộ: Số lượng cây Trắc cho nguồn giống bằng hạt là 1 cây tại mô hình vườn hộ của ông Trần Ngọc Bình. Những cây Trắc còn lại tuy trồng cùng tuổi nhưng vẫn chưa thành thục để cho nguồn giống bằng hạt vì vậy ta có thể đưa ch úng vào cây dự tuyển để quản lý và phát triển nguồn giống từ hạt.

Tác dụng bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học là rất cao vì thế cần tăng cường công tác tuyển chọn giống, xác định cây trội, dòng thuần... Cung cấp giống có chất lượng cao để tiến hành trồng và bảo tồn loài

Trong công tác trồng cây Trắc nên tiến hành trồng rừng thuần loài, mật độ trồng rừng không nên trồng quá dày vì khả năng sống của cây con là khá tốt.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w