- Đặc điểm hình thái lá cây Trắc
4.5.3. Thành phân loài thực vật đi kèm với cây Trắc
Các loài cây sống trong rừng tự nhiên luôn có một phạm vi phân bố nhất định, chúng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện ngoại cảnh. Có loài trong cùng một điều kiện sống thường có tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại nhưng có những loài lại cạnh tranh, đối kháng loại trừ nhau. Sự tồn tại của chúng không chỉ là sự thích ứng với điều kiện hoàn cảnh lập địa mà còn là sự
thích ứng của chúng với nhau tạo mối quan hệ thân thuộc giữa các loài trong tự nhiên. Đây là mối quan hệ mang tính bản chất, là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên lâu dài.
Do đó, khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái của một loài cây nào đó thì nghiên cứu về thành phần cây đi kèm là việc làm không thể thiếu. Nó có ý nghĩa cả về mặt sinh học, sinh thái cũng như ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm chọn ra một phương thức phối trí trồng rừng phù hợp trong kinh doanh sản xuất rừng hỗn giao nhằm tận dụng tối đa sức sản xuất của rừng.
Tại khu vực điều tra, để tìm hiểu quan hệ giữa cây với các loài khác tôi đã phương pháp OTC 10 cây, số OTC được lập là 3 ô. Kết quả thu được như sau:
Bảng 10: Thành phần loài cây đi kèm với cây Trắc
TT Tên loài Số cây Điểm (D) Pc P0 Nhóm
1 Trắc 18 3 30,51 100 I 2 Thẩu Tấu 14 2 23,73 66,67 I 3 Lành Ngạnh 13 2 22,04 66,67 I 4 Bí Bai 4 1 6,78 66,67 II 5 Ngũ Gia Bì 2 1 3,39 66,77 II 6 Bằng Lăng 2 2 3,39 33,33 II 7 Đọt Mọt 2 2 3,39 33,33 II 8 Sòi 2 1 3,39 66,67 II 9 Bùi Tròn 1 1 1,69 33,33 III 10 Thừng Mức 1 1 1,69 33,33 III
Nhận xét: Tổng số loài đi kèm cùng cây Trắc là 9 loài, trong đó cây Lành Ngạnh và Thẩu Tấu thuộc nhóm I,còn lại Bí Bai, Ngũ Gia Bì, Bằng Lăng, Đọt Mọt, Sòi thuộc nhóm II và Bùi Tròn, Thừng Mức thuộc nhóm III. Qua đây có thể nói thành phần loài cây đi kèm với cây Trắc là khá đơn giản, cây Trắc thường mọc theo đám chính vì thế mà sự tác động, ảnh hưởng của các loài cây khác đi kèm với nó là rất không đáng kể, do đó khi tiến hành trồng rừng Trắc ta có thể áp dụng phương thức trồng rừng thuần loài. Mặc dù loài Lành Ngạnh và Thẩu Tấu xuất hiện trong thành phần cây đi kèm với vai trò là loài hay gặp nhưng do giá trị của loài là không lớn và sự phụ thuộc hay ảnh hưởng với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Trắc là không đáng kể.