Hiện trạng nguồn giống cây Trắc

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 42 - 43)

- Đặc điểm hình thái lá cây Trắc

4.6.1 Hiện trạng nguồn giống cây Trắc

- Nguồn giống cây Trắc từ rừng tự nhiên:

Hiện tại nguồn giống cây Trắc rừng tự nhiên tại xã Cam Chính qua khảo sát ban đầu vẫn chưa có cây nào cho nguồn giống bằng hạt. Một đặc điểm dễ nhận thấy trong quá trình điều tra lâm phần cây Trắc đó là cây Trắc thường mọc thành bụi hay đám lớn, đây là kết quả của việc người dân trong khu vực tiến hành khai thác thân cây hoặc chặt bỏ cây Trắc để lấy đất canh tác nương rẫy nhưng gốc cây vẫn còn, do đặc điểm tái sinh chồi tốt nên phần gốc này hình thành rất nhiều cây tái sinh. Sau đó những cây này phát triển và tiếp tục bị khai thác kết quả là hình thành nên những bụi cây Trắc tương đối lớn có khi nên đến vài chục cây.

- Nguồn giống cây Trắc từ mô hình vườn hộ:

Tại vườn hộ của ông Trần Ngọc Bình tồn tại 14 cá thể cây Trắc. Những cây Trắc này được chủ hộ mang về trồng được khoảng 17 năm, trong 14 cá thể nói trên chỉ có 1 cây Trắc ra hoa và tạo quả.

Theo kết quả điều tra, xử lý liệu và so sánh thì những cây Trắc không bị tác động của con người (trồng tiêu, choái cây, cột gia súc vào cây) có chiều cao sinh trưởng và đường kính lớn hơn những cây bị tác động.

Qua phỏng vấn chủ mô hình vườn hộ cho biết: Mục đích ban đầu đến hiện tại khi trồng loài cây Trắc trong vườn hộ là lấy gỗ để bán, có nhiều thương lái đến hỏi mua nhưng chủ hộ chưa có ý định bán vì cây có kích thước chưa đủ lớn vì vậy tình trạng bảo tồn cây và giống cây Trắc tại vườn hộ mang tính cấp thiết.

Chủ mô hình vườn hộ tại địa phương mong muốn quản lý, bảo vệ và phát triển các sinh cảnh rừng tự nhiên có cây Trắc phân bố và các mô hình vườn hộ hợp tác quản lý các cây mẹ nhằm giữ lấy giống để tiến hành tổ chức gieo ươm và phục hồi lại các quần thể rừng Trắc tại địa bàn nghiên cứu.

Hình 14: Cây Trắc tại mô hình vườn hộ

4.6.2 Bước đầu đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ và phát triển loài

cây Trắc tại xã Cam Chính

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w