Tổ thành loài thực vật tầng cây cao có cây Trắc phân bố

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 32 - 34)

- Đặc điểm hình thái lá cây Trắc

4.5.1. Tổ thành loài thực vật tầng cây cao có cây Trắc phân bố

Qua điều thực địa và phỏng vấn các người dân địa phương thấy rằng khu vực nghiên cứu cây Trắc tồn tại rất ít nên tôi tiến hành bố trí 3 OTC (500m2), tại những nơi xuất hiện cây Trắc. Sau khi tiến hành điều tra theo OTC và xử lý số liệu tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 08: Kết quả điều tra tổ thành tầng cây cao

TT Tên loài Tên khoa học Số

lượng Mật độ (N/ha) 1 Cây Trắc Dalbergia cochinchiensis 18 120

2 Thẩu Tấu Aporusa villosa 14 93

3 Lành Ngạnh Cratoxylum cochinchinense 13 56 4 Bí Bai Acronychia pedunculata 4 27

5 Ngũ Gia Bì Schefflera octophyllia 2 13

6 Bằng Lăng Lagerstroemia speciosa 2 13 7 Đọt Mọt Cynometra ramiflora Linn. 2 13 8 Sòi Sapium sebiferum (L.) Roxb. 2 13

9 Bùi Tròn Llex rotunda Thunb 1 7

10 Thừng Mức Wrightia annamensis 1 7

Qua bảng cho thấy tổng 59 cây, số loài là 10, số cây trung bình của một loài là: 59/10= 6 cây, những loài nào có số cây N > 9 cây là loài được tham gia vào công thức tổ thành rừng. Dựa vào biểu trên ta xác định được chỉ có cây Trắc, Lành Ngạnh, Thẩu Tấu là tham ra vào công thức tổ thành.

Bảng 09: Tỷ lệ tổ thành tầng cây cao theo số cây, thiết diện ngang và chỉ số

quan trọng

TT Loài Cây N/OTC

(1500 m2)

N/ha Tổ thành

1 Cây Trắc 18 120 30.51 31.28 30.90

2 Thẩu Tấu 14 93 23.73 24.06 23.90

3 Lành Ngạnh 13 56 22.03 20.90 21.46

4 Loài khác 14 93 23.73 23.76 23.74

5 Tổng 59 362 100 100 100

Từ bảng trên ta có công thức tổ thành theo số cây (theo tỉ lệ phần 10) như sau: 3.1T+2.3TT+2.2LN+2.4LK

Ghi chú: T: Cây Trắc LN: Lành ngạnh TT: Thẩu Tấu LK: Loài khác

Nhận xét: Theo kết quả điều tra cho thấy số lượng loài điều tra được là 11 loài, tuy nhiên chỉ có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là cây Trắc chiếm 30.51%; Lành Ngạnh chiếm 22.03%; Thẩu Tấu chiếm 23.73% tổng số cây trong lâm phần, 7 loài còn lại chiếm 23.73 %. Qua những số liệu ở trên ta có thể thấy rằng mức độ ưu thế của cây Trắc, Lành Ngạnh và Thẩu tấu với những loài còn lại là khác nhau rõ rệt, đặc biệt là cây Trắc chiếm tới 30.51 % tổng số loài trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng thì trong lâm phần loài nào có số lượng chiếm > 50% tổng số lượng cá thể của tầng cây cao thì được gọi là loài ưu thế, như vậy ta có thể kết luận cây Trắc chưa phải là loài chiếm ưu thế trong lâm phần. Một số loài tuy xuất hiện trong quá trình điều tra nhưng số lượng rất ít như: Bằng Lăng, Bí Bai, Ngũ Gia Bì, Đọt Mọt, Sòi, Bùi Tròn, Thừng Mức ... thành phần loài chủ yếu là các loài mang đặc trưng của rừng phục hồi chủ yếu là cây tiên phong, ưa sáng mọc nhanh.

Công thức tổ thành viết theo tiết diện ngang:

3.1T+2.4TT+2.1LN+2.4LK

Các loài tham gia vào công thức tổ thành theo tiết diện ngang chiếm 76.24% so với tổng tiết diện ngang của lâm phần, trong đó cây Trắc đứng đầu chiếm 31.28% cũng như công thức tổ thành theo số cây, trong công thức tổ thành theo tiết diện ngang cây Trắc cũng thể hiện mức độ ưu thế vượt trội so với các loài khác trong lâm phần.

Có thể nói Trắc tại khu vực điều tra là những cây tái sinh sau khi bị người dân khai thác cạn kiệt cây mẹ, chủ yếu là cây tái sinh phục hồi từ trong khoảng 17 năm trở lại thông qua phương thức tái sinh chồi là chủ yếu. Do đó, số lượng cây nhiều nhưng kích thước lâm phần nhỏ.

3,1T+2.4TT+2,1TT+2,4LK

Cũng giống như công thức tổ thành theo số cây và theo tiết diện ngang thì trong công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng, chỉ có cây Trắc, cây Lành Ngạnh và cây Thẩu Tấu là tham ra vào công thức tổ thành và mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần.

Trong đó cây Trắc có chỉ số quan trọng lớn nhất (30.90%) tiếp đó đến Thẩu Tấu (23.90%) và Lành Ngạnh (21.46%) còn lại là các loài cây khác (23.74%). Như vậy có thể nói cây Trắc là loài ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của lâm phần, đặc biệt là đặc điểm về cấu trúc của lâm phần.

Sau khi biết được công thức tổ thành theo ba cách ta có thể rút ra một nhận xét chung đó là: Cây Trắc là loài chiếm ưu thế so với các loài khác trong lâm phần, ảnh hưởng của nó trong lâm phần là rất lớn, do đó trong các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng nhằm phục hồi, nuôi dưỡng rừng thì cần chú ý tới vai trò của cây Trắc như một đối tượng chính của những biện pháp tác động để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w