- Đặc điểm hình thái lá cây Trắc
4.4.5. Mật độ và tổ thành cây tái sinh
Để tiến hành xác định mật độ và tổ thành cây tái sinh của rừng tôi đã tiến hành điều tra 15 ô dạng bản (5×5m) trong 3 OTC Kết quả thu được như sau:
Bảng 11: Kết quả điều tra cây tái sinh của lâm phần
1 Cây Trắc 53 1413 84,13
2 Lành ngạnh 6 160 9,52
3 Thẩu tấu 3 80 4,76
4 Thừng Mức 1 27 1,59
∑ 63 1680 100
Mật độ cây tái sinh: So sánh với quy trình tu bổ rừng năm 1972 của bộ Lâm nghiệp cũ thì tái sinh chung của toàn lâm phần và tái sinh riêng của cây Trắc đều thuộc tái sinh tự nhiên yếu. Riêng về tái sinh cây Trắc thì mặc dù khả năng tái sinh chồi rất tốt nhưng tái sinh hạt gần như không có nên khi xét về mật độ thì cây Trắc vẫn thuộc loài có tái sinh tự nhiên yếu.
Về chất lượng thì tái sinh cây Trắc đều là tái sinh có triển vọng. Tuy nhiên, do tái sinh cây Trắc chủ yếu là tái sinh chồi nên không gian dinh dưỡng của cây tái sinh bị cây mẹ chèn ép vì vậy cần có biện pháp tỉa thưa phù hợp để cây tái sinh có điều kiện phát triển.
Tổ thành cây tái sinh: Trong tổng số 15 ô dạng bản tôi điều tra được 63 cây tái sinh, số loài điều tra được là 4 loài, số cây trung bình của một loài là 16 cây, loài nào có số cây lớn hơn 16 thì được tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh. Như vậy chỉ có cây Trắc được tham ra vào công thức tổ thành của lâm phần, từ đây ta có thể thấy sự ưu thế của cây Trắc trong tái sinh của lâm phần là rất lớn. Nếu như trong công thức tổ thành theo số cây Trắc chiếm 28,12% thì trong tổ thành cây tái sinh cây Trắc chiếm tới 84,13% điều này đảm bảo cho cây Trắc tiếp tục giữ vai trò