Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học
Đánh giá (%) Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần Cần Ít cần Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ
quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng dạy học
96 77,4 26 21 2 1,6 87 70,2 36 29 1 0,8 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên 102 82,3 22 17,7 0 0 101 81,5 23 18,5 0 0 3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học 110 88,7 14 11,3 0 0 112 90,3 12 9,7 0 0 4. Tăng cường quản lý hoạt động
học của học sinh 99 79,8 25 20,2 0 0 92 74,2 32 25,8 0 0 5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập 86 69,4 31 25 7 5,6 86 69,4 36 29 2 1,6 * Nhận xét: - Mức độ cần thiết:
Kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy, hầu hết những người được hỏi ý kiến đều cho rằng các giải pháp chúng tôi đề xuất là cần thiết hoặc rất cần thiết, đặc biệt các giải pháp: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy họclà những giải pháp được đánh giá cao nhất. (100%)
- Tính khả thi:
Kết quả khảo sát cho thấy các giải pháp đều rất khả thi và khả thi đặc biệt các giải pháp: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là những giải pháp được đánh giá cao nhất (đạt từ 81,5 - 90,3). Song, một vài giải pháp khi thực hiện sẽ còn gặp khó khăn như: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập, tăng cường quản lý hoạt động học của học sinh các giải pháp này có tính lâu dài, phải thường xuyên quan tâm.
Từ kết quả thu được qua khảo nghiệm, kết hợp với thực tiễn phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Tây Ninh, chúng tôi thấy rằng các biện pháp mà chúng tôi đề xuất có thể áp dụng vào thực tế việc quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học, dựa vào thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh hiện nay, chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Căn cứ trên cơ sở thực tiễn các điều kiện dạy học cụ thể ở địa phương, các văn bản chỉ đạo cấp trên và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý để có thể đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thôngmột cách khoa học, khả thi cao.
- Từ nhận định trên, tác giả lựa chọn năm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Trong mỗi giải pháp, tác giả đều xác định mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng.
- Qua khảo nghiệm cán bộ quản lý, giáo viên về giải pháp trên, các ý kiến đều cho rằng các giải pháp đưa ra là hợp lý và có tính khả thi.
Tóm lại, tuỳ theo điều kiện của mỗi trường, nếu Hiệu trưởng biết vận dụng một cách linh hoạt các giải pháp đề xuất tại chương này, thì chúng tôi tin rằng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, tác giả xin đưa ra một số kết luận như sau:
1.1. Về lý luận
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thống - truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,…Học sinh tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai.
Chất lượng và hiệu quả giáo dục có được nâng lên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động dạy học. Trên cơ sở kế thừa, nghiên cứu lý luận, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về một số vấn đề cơ bản của hoạt động dạy học và quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học bậc trung học phổ thông, trong đó đã đi sâu nghiên cứu, phân tích về vị trí, vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy; vị trí, vai trò của học sinh trong hoạt động học; mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học; chức năng của hoạt động dạy học và công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học trường trung học phổ thông.
Trong giai đoạn hiện nay, nhà trường quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học là tập trung lãnh đạo, tổ chức, điều hành sao cho nhà trường đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra, tăng cường, phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ đạo giáo viên đổi
mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và hình thức dạy học kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá học sinh một cách khoa học, chính xác, đem lại chất lượng thật sự trong dạy học theo tinh thần cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
1.2. Về thực tiễn
Kết quả khảo sát thực trạng về công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh cho thấy, trong những năm gần đây, tuy còn gặp nhiều khó khăn là tỉnh biên giới, nhưng với quyết tâm khắc phục khó khăn, phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, giáo dục trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã có những bước phát triển, công tác quản lý hoạt động dạy học của các trường trung học phổ thông có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học nói riêng đã có bước ổn định. Song, vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập như cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tuy có được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đội ngũ cán bộ quản lý các trường tuy nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường nhưng trong tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ, chưa chủ động, sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.
1.3. Đề xuất giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của các trường trung học phổ thông, tác giả đã đề xuất năm giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh theo phương châm dạy thật, học thật và chất lượng thật năm giải pháp đó là:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng dạy học
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 4. Tăng cường quản lý hoạt động học của học sinh
5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập Các giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, cần tiến hành đồng bộ, hay có thể chọn lựa một hoặc một vài giải pháp chủ đạo tuỳ theo thực tiễn nhà trường mới có thể nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và các trường ở địa phương khác có điều kiện tương tự.
2. Kiến nghị
Để các trường trung học phổ thông có thể thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp quản lý hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học của trường trung học phổ thông, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cải tiến quy trình thi cử, đánh giá cho phù hợp với nội dung chương trình và thực tế của nền giáo dục nước nhà.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
- Tăng cường hơn nữa ngân sách cho giáo dục, góp phần tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giáo viên tham quan học tập ở các nước có nền khoa học tiên tiến.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh
- Tạo điều kiện để cán bộ quản lý các trường tham gia các lớp đào tạo về quản lý giáo dục để đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa về công tác quản lý.
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các giáo viên. - Tổ chức các Hội thi về đổi mới phương pháp dạy học.
2.4. Đối với các trường trung học phổ thong ở huyện Dương Minh Châu
- Ban giám hiệu các trường cần phải có kế hoạch quản lý các hoạt động trong trường một cách chi tiết, cụ thể phù hợp với thực tế của trường. Tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên cần tích cực trong việc tham gia bồi dưỡng năng lực chuyên môn mà đặc biệt là trình độ chuyên sâu phục vụ cho hoạt động giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aunapu F.FL (1994) - Quản lý là gì? NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2003), Tổng quan về tổ chức và quản lý, Tài liệu giảng dạy cho lớp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý.
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số: 07/2007/Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 02/04/2007 V/v ban hành điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I Hà Nội.
8. Nguyễn Đình Chỉnh (1998), Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, NXB giáo dục, Hà Nội.
10. Chỉ thị 40 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ngày 15/6/2004.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), IX (2001), X (2006), XI (2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng cộng sản Việt Nam (2011) - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
13. Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ IX (2010-2015), tháng 10/2010.
14. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc và các tác giả (1998), Những vấn đề quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.
16. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 17. Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành, Đổi mới công tác bồi
dưỡng giáo viên, Tạp chí giáo dục số 110/3-2005.
18. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục Hà Nội.
19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề lý luận của quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
21. Phạm Thanh Liêm (2000), Lý luận quản lý giáo dục, Tài liệu bài giảng lớp cán bộ quản lý trung học phổ thông, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TW2.
22. Nguyễn Đức Minh (Chủ biên) Nguyễn Hải Chính (1981), Cơ sở tâm lý học của quản lý trường học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB Đại học sư phạm.
24. Nhà xuất bản tiến bộ Mát-xcơ-va (1975), Từ điển Triết học.
25. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TW1.
26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục và Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành, NXB Lao động xã hội, Hà Nội 27. Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh, Báo cáo tổng kết năm học 2007-2008,
2008-2009, 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012.
28. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý (2009), Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 29. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB
Giáo dục - Đào tạo.
30. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003) NXB Từ điển bách khoa Hà Nội. 31. Tỉnh ủy Tây Ninh (2012), Phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.
32. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
33. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2020.
34. Bam Robbins Harvey B. Alvy (2004), Cẩm nang dành cho hiệu trưởng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
35. V.A Xukhomlinxki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng phổ thông, lược dịch Hoàng Tâm Sơn, tủ sách cán bộ quản lý và nghiệp vụ, Bộ Giáo dục.
36. V.Pxtêzicoodin, Lãnh đạo quá trình dạy học trong trường phổ thông, Cục Đào tạo và bồi dưỡng - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
37. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông)
Để giúp tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông, nhằm tìm ra những giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học. Chúng tôi xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu (x) vào ô phù hợp theo nhận định của quý thầy, cô.
Xin chân thành cảm ơn.
*Các ký hiệu trong bảng: Mức độ nhận thức: rất quan trọng: 2, quan trọng: 1, và không quan trọng: 0. Mức độ thực hiện: tốt: 3, khá: 2, trung bình: 1 và yếu: 0.