Huyện Dương Minh Châu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh (Trang 45 - 47)

bộ môn

Phòng

thiết bị Thư viện

1 Dương Minh Châu 24 4 1 1

2 Nguyễn Thái Bình 24 4 1 1

3 Nguyễn Đình Chiểu 12 1 0 1

Tổng cộng 60 9 2 3

(Nguồn từ các trường trung học phổ thông)

2.2.5. Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động dạy học các trường trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Trong những năm học qua toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường trung học phổ thông nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qui định của ngành, nội qui đơn vị đặc biệt là thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Việc thanh kiểm tra thường xuyên, xử lý kịp thời sai phạm, chống biểu hiện tiêu cực, giữ gìn nền nếp kỷ cương đã tạo được lòng tin của đông đảo quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, hoạt động dạy và học các trường trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu trong thời gian qua đã bộc lộ một số mặt chưa làm được như sau:

- Một bộ phận lãnh đạo các trường chưa tích cực, thiếu năng động, sáng tạo, còn trong chờ, thậm chí biểu hiện sức ì nên dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý, chỉ đạo, không kiểm tra, đôn đốc, không phát huy vai trò tham mưu các cấp, chưa đề ra kế hoạch kịp thời cho việc bồi dưỡng học sinh yếu kém và biện pháp giảm tỉ lệ bỏ học, chưa huy động được sức mạnh của tập thể nhà trường nên hiệu quả chưa cao.

- Một bộ phận giáo viên chưa thật sự nỗ lực tự học, tự rèn để nâng cao tay nghề, việc thực hiện đổi mới phương pháp vẫn còn nhiều lúng túng, thiếu chủ động, sáng tạo; chưa khai thác tốt đồ dùng dạy học, đặc biệt là đồ dùng học tập của học sinh theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

- Thiết bị dạy học chưa được đầu tư bổ sung; cơ sở vật chất, tuy đã được quan tâm đầu tư, thay thế mới hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nên đã làm hạn chế việc đổi mới phương pháp và tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

- Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: giáo viên còn thiếu chủ động, chưa vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học phù hợp từng đối tượng học sinh. Một số môn đặt ra yêu cầu cao so với năng lực của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh trung học phổ thông vùng sâu, biên giới khó tiếp thu như Tiếng Anh, Tin học.

- Việc đánh giá xếp loại học sinh chưa đều tay, chưa đồng bộ nên kết quả đôi lúc chưa khách quan.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh.

Để khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động dạy học của các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến, đối tượng là cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) và giáo viên (Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư đoàn trường, Chủ tịch công đoàn và giáo viên bộ môn). Gặp gỡ trực tiếp Ban giám hiệu các trường và một số giáo viên để trao đổi. Đồng thời quan sát các hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của các trường để ghi nhận, thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó so sánh, đối chiếu những thông tin đã thu được để đưa ra kết luận về thực trạng quản lý hoạt động dạy học các trường trung học phổ thông Dương Minh Châu.

* Phiếu trưng cầu ý kiến tập trung vào 3 nội dung quản lý: - Quản lý hoạt động dạy của giáo viên.

- Quản lý hoạt động học của học sinh.

- Quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học.

Kết quả thu được ở phiếu trưng cầu ý kiến gồm 2 mức độ: mức độ nhận thức (viết tắt là MĐNT) và mức độ thực hiện (viết tắt là MĐTH). Mức độ nhận thức có 3 cấp độ: rất quan trọng: 2, quan trọng: 1 và không quan trọng: 0. Mức độ thực hiện có 4 cấp độ: tốt: 3, khá: 2, trung bình: 1 và yếu: 0.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh (Trang 45 - 47)