Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém
Nội dung MĐNT (%) MĐTH (%) 2 1 0 3 2 1 0
1) Xác định đúng học sinh yếu kém, học
sinh có năng khiếu 47,5 52,5 0 16,2 34,1 49,7 0 2) Lập kế hoạch và phân công giáo viên 46,4 53,6 0 15,3 41,1 43,6 0 3) Tổ chức thực hiện kế hoạch 50,2 49,8 0 18,1 49,7 32,2 0 4) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch 48,7 51,3 0 14,2 37,5 48,3 0 5) Kết hợp chặt chẽ với gia đình về phụ
đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi
41,3 58,7 0 17,2 43,5 39,3 0 6) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm
sau học kỳ, năm học 42,7 57,3 0 22,1 38,5 39,4 0
Nhận xét:
Kết quả khảo sát trên cho ta thấy về mức độ nhận thức, tất cả cán bộ quản lý và giáo viên được trưng cầu ý kiến về quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém của giáo viên đều cho rằng quan trọng hoặc rất quan trọng. Về mức độ thực hiện, đa số ý kiến đánh giá đạt ở mức độ trung bình - khá.
Thực hiện chỉ đạo của Ngành ngay từ đầu năm học các trường tiến hành khảo sát chất lượng học sinh, phân loại và lập danh sách học sinh giỏi, học sinh yếu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo và phân công giáo viên giảng dạy. Ban giám hiệu các trường tổ chức họp phụ huynh học sinh để thông báo kết quả học tập của
học sinh, kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo của nhà trường và bàn kế hoạch phối hợp thực hiện.
Tuy nhiên, việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém thường tập trung vào những thời điểm trước khi thi học kì, thi tốt nghiệp và thi lại, mà chưa được thực hiện thường xuyên trong năm học.
2.3.2. Thực trạng về quản lý hoạt động học của học sinh * Quản lý hoạt động học tập tại trường của học sinh