Thông tin vào hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh (Trang 59 - 61)

nghệ thông tin vào hoạt động dạy học

Nội dung MĐNT (%) MĐTH (%) 2 1 0 3 2 1 0

1) Công tác chỉ đạo công nghệ thông

tin trong dạy học 57,2 42,8 0 28,3 41,5 30,2 0 2) Ứng dụng công nghệ thông tin vào

đổi mới phương pháp dạy học 52,3 47,7 0 17,2 40,6 42,2 0 3) Ứng dụng công nghệ thông tin trong

đổi mới kiểm tra, đánh giá 45,7 54,3 0 37,1 45,3 17,6 0 4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý nhà trường, thực hiện sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử

69,4 30,6 0 42,8 45,7 11,5 0

Kết quả khảo sát trên cho ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học là quan trọng và rất quan trọng.

Ngoài việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trên lớp, Hiệu trưởng các trường đã đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, kết hợp hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan với tự luận. Tổ chức triển khai các phần mềm hỗ trợ ra đề trắc nghiệm, trộn đề,... giúp tạo được đa dạng các bộ đề phục vụ tốt cho việc kiểm tra đánh giá. Ngoài ra việc sử dụng sổ liên lạc điện tử của học sinh giúp phụ huynh học sinh nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số trường còn gặp nhiều khó khăn: trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giữa các giáo viên, các tổ bộ môn không đồng đều. Một số giáo viên chưa có trình độ tin học căn bản mà bản thân lại không tự học nên gặp khó khăn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáo viên lớn tuổi thường ngại tiếp cận công nghệ thông tin. Mặt khác nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin lớn nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng được.

2.3.4.Thực trạng quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động dạy học

* Quản lý công tác xây dựng môi trường sư phạm

Bảng 2.21. Tổng hợp ý kiến về quản lý công tác xây dựng môi trường sư phạm

Nội dung MĐNT (%) MĐTH (%) 2 1 0 3 2 1 0 1) Xây dựng sự đoàn kết nhất trí, quan

hệ thân ái giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường

63,2 36,8 0 42,8 46,2 11,0 0 2) Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động

phù hợp với điều kiện thực tế của trường 57,3 42,7 0 43,2 46,2 10,6 0 3) Phát huy dân chủ cơ sở và thực hiện

công khai các hoạt động của nhà trường 65,7 44,3 0 42,4 43,2 14,4 0 4) Xây dựng cảnh quang xanh-sạch-đẹp 68,9 31,1 0 46,2 39,1 24,7 0

Từ khảo sát ý kiến trên, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc quản lý công tác xây dựng môi trường sư phạm thể hiện qua các nội dung trên là quan trọng và rất quan trọng. Về mức độ thực hiện đa số ý kiến đánh giá ở mức độ khá - tốt và một số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình.

Trong thời gian qua, Hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng xây dựng sự đoàn kết nhất trí, quan hệ thân ái giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Song, chưa có những biện pháp hữu hiệu để tập hợp được sức mạnh của tập thể; nội quy, quy chế hoạt động của nhà trường chưa đảm bảo được tính khoa học, thiếu tính khách quan và chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; việc phát huy dân chủ có thực hiện nhưng chưa đầy đủ còn phiến diện; việc xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp hiệu quả đạt chưa cao. Từ những điều đó chứng tỏ công tác quản lý môi trường sư phạm còn nhiều yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới để tạo cho nhà trường bầu không khí tâm lý thoải mái, gắn bó kích thích mọi thành viên trong nhà trường hoàn thành nhiệm vụ.

* Quản lý công tác thi đua khen thưởng trong giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh (Trang 59 - 61)