Động học tập tại trường của học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh (Trang 55 - 59)

trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện các nội dung:

Bảng 2.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng mức độ cần thiết về quản lý hoạt động học tập tại trường của học sinh

Nội dung MĐNT (%) MĐTH (%) 2 1 0 3 2 1 0

1) Quản lý nề nếp sinh hoạt, học tập của học sinh, chuyên cần, thái độ ý thức trong học tập

51,3 48,7 0 29,3 31,2 39,5 0 2) Chuẩn bị bài mới, học bài cũ, làm bài

tập ở nhà 48,2 51,8 0 26,0 34,1 39,9 0

3) Theo dõi việc phụ đạo học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi của lớp chủ nhiệm

47,2 52,8 0 28,2 34,3 37,5 0 4) Đẩy mạnh phong trào tự học, tự rèn

luyện, phát triển tư duy sáng tạo và phương pháp học tập cho học sinh

43,6 56,4 0 30,1 33,4 36,5 0 5) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp nhằm hình thành nhân cách học sinh.

47,0 53,0 0 21,2 29,6 49,2 0 6) Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh

từng học kỳ, cả năm học 49,0 51,0 0 22,0 24,6 53,4 0

Kết quả khảo sát cho thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều cho rằng việc quản lý hoạt động học tập tại trường của học sinh là quan trọng hoặc rất quan trọng. Song, trong quá trình thực hiện vừa qua, đa số ý kiến đánh giá ở mức trung bình- khá. Từ việc đánh giá của giáo viên về học tập của học sinh và tự học sinh đánh giá về mình, chúng tôi nhận xét về nhận thức, thái độ và kỹ năng học tập của học sinh như sau: các em có nhận thức tốt về nhu cầu học tập là để nâng cao hiểu biết, nhưng năng lực của các em có hạn chế nhất định nên ảnh hưởng đến thái độ học tập, thiếu hứng thú, còn ngán ngại, rụt rè, từ đó các em không phát huy được tốt kỹ năng trong học tập của mình, đặc biệt là chưa đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy học.

Mặc khác, công tác giáo dục hướng nghiệp ở các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các vấn đề xã hội, cũng như ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường vẫn còn hạn chế; các nội dung, hình thức sinh hoạt chủ điểm năm học một số trường còn giao khoán cho Đoàn trường, một số giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp còn quá sơ sài, kém hiệu quả.

* Quản lý việc học tập ở nhà của học sinh

Bảng 2.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý việc học tập ở nhà của học sinh

Nội dung MĐNT (%) MĐTH (%) 2 1 0 3 2 1 0

1) Chủ động phối hợp với gia đình học sinh

về quản lý việc học ở nhà của học sinh 72,2 37,8 0 1,2 39,2 53,4 6,2 2) Phối hợp các tổ chức trong và ngoài

nhà trường nhằm tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi hoạt động tự học của học sinh

67,2 32,8 0 0 32,2 56,3 11,5

3) Hướng dẫn học sinh xây dựng thời gian biểu học tập ở nhà (tự học, học tổ..) và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của học sinh

Nhận xét:

Từ khảo sát ý kiến trên, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến về quản lý hoạt động học tập ở nhà của học sinh thông qua các nội dung trên đều cho là quan trọng và rất quan trọng. Về thực hiện, đa số ý kiến đánh giá đạt ở mức độ trung bình - khá và một số ý kiến đánh giá đạt ở mức độ yếu.

Như vậy, tất cả Hiệu trưởng đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý việc học tập ở nhà của học sinh. Tuy nhiên, việc quản lý học tập ở nhà của học sinh, giáo viên phối hợp với gia đình học sinh chưa chặt chẽ còn mang tính hình thức cũng như thiếu theo dõi và tổ chức kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu học tập ở nhà của học sinh. Trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng còn khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm, thiếu theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện của giáo viên chủ nhiệm nên hiệu quả công tác này đạt được chưa cao.

Công tác quản lý tự học của học sinh mức độ còn hạn chế: chưa theo dõi được hình thức tổ chức tự học, tổ chức nhóm học tập, đôi bạn học tập, nên hiệu quả tự học của học sinh chưa cao; chưa phát huy được tính tự giác học tập và khơi dậy sự ham hiểu biết của học sinh; chưa tạo được động cơ học tập cũng như phong trào thi đua học tập của cá nhân và tập thể.

* Quản lý nề nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh

Bảng 2.18. Tổng hợp ý kiến quản lý nề nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh

Nội dung MĐNT (%) MĐTH (%) 2 1 0 3 2 1 0

Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy nhà trường về các mặt: nề nếp học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt lớp, lao động, kiểm tra, thi cử; công tác tự quản và nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà trường

52,4 47,6 0 23,7 34,2 42,1 0

Kết quả khảo sát trên cho ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc Hiệu trưởng quản lý nề nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh là quan trọng hoặc rất quan trọng. Song, trong quá trình thực hiện các nội dung trên đa số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình - khá. Qua tìm hiểu và trao đổi với Hiệu trưởng các trường thì việc quản lý nề nếp thường dựa trên biện pháp kỷ luật khắt khe, nặng về xử phạt hơn là giáo dục, chưa nêu lên được những gương tốt, những điển hình tiên tiến có sức thuyết phục. Mặt khác, qua tham khảo thang điểm thi đua ở một số trường, chúng tôi nhận thấy điểm thi đua dựa trên cơ sở điểm trừ nhiều hơn điểm cộng (xử phạt nhiều hơn khen thưởng).

2.3.3. Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học

* Quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học

Bảng 2.19. Tổng hợp ý kiến về điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học

Nội dung MĐNT (%) MĐTH (%)

2 1 0 3 2 1 0

1) Lập kế hoạch xây dựng và phát triển cơ

sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học 56,4 43,6 0 12,1 28,3 59,6 0 2) Tổ chức tốt việc bảo quản và khai

thác có hiệu quả các thiết bị dạy học 54,8 45,2 0 11,3 39,4 49,3 0 3) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo

dục để tăng cường nguồn kinh phí phục vụ hoạt động dạy học

38,1 61,9 0 0 19,2 51,2 29,6 4) Quản lý tốt nguồn tài chính phục vụ

cho hoạt động dạy học 58,5 41,5 0 27,6 41,4 31,0 0 5) Chất lượng thiết bị dạy học 74,2 25,8 0 38,2 43,4 18,4 0

Nhận xét:

Kết quả khảo sát ý kiến trên cho ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc quản lý các điều kiện phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học là quan trọng hoặc rất quan trọng. Về mức độ thực hiện các nội dung trên đa số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình - khá, công tác xã hội hóa còn yếu.

Trong thời gian qua cơ sở vật chất các trường được tu bổ dần, có phòng máy vi tính, thiết bị được cung cấp khá đầy đủ, các trường đã kết nối mạng Internet để phục vụ dạy học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng các trường thực hiện chưa tốt. Bởi lẻ một số Hiệu trưởng các trường chưa xây dựng kế hoạch dài hạn mà chỉ thực hiện kế hoạch ngắn hạn (1 năm) dựa vào kế hoạch đầu tư phát triển trường lớp, thiết bị dạy học của Sở giáo dục và Đào tạo. Công tác bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn nhiều bất cập; công tác xã hội hóa giáo dục tuy có được thực hiện nhưng hiệu quả đạt chưa cao. Đội ngũ nhân viên thiết bị thí nghiệm ở các trường chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, nhân viên thiết bị chưa qua đào tạo chính qui. Mặc khác do cung ứng thiết bị dạy học chậm nên việc tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên đứng lớp không đúng thời gian làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học các bộ môn.

* Triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh (Trang 55 - 59)