2 1 0 3 2 1 0
1) Bài soạn đúng phân phối chương
trình và yêu cầu về môn học. 45,7 54,3 0 20,1 33,8 46,1 0 2) Việc giáo viên thực hiện hồ sơ, sổ
sách theo quy định 46,4 53,6 0 20,1 34,2 45,7 0 3) Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù
hợp với loại bài và đối tượng học sinh. 52,9 47,1 0 27,6 51,1 21,3 0 4) Việc thực hiện giáo án điện tử và sử
dụng các phần mềm dạy học 41,2 58,8 0 15,7 28,5 50,6 5,2 5) Việc giáo viên làm và chuẩn bị đồ
dùng dạy học 44,3 55,7 0 17,2 38,4 45,4 0
Nhận xét:
Kết quả điều tra cho thấy, quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên đều đánh giá là quan trọng hoặc rất quan trọng, tuy nhiên về mức độ thực hiện, đa số ý kiến cho rằng chỉ đạt ở mức độ trung bình - khá, riêng về thực hiện giáo án điện tử đa số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình và một số ý kiến đánh giá ở mức độ yếu.
Hiệu trưởng các trường nhận thức được rằng việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp càng chu đáo thì chất lượng giảng dạy trên lớp càng cao. Một số giáo viên đã đầu tư soạn giảng các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin và đạt nhiều kết quả khá tốt, giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt, ham thích học tập hơn, tăng cường thời gian ứng dụng bài tập, bước củng cố bài và dặn dò học sinh làm việc ở nhà được kỹ hơn.
Song, trong quá trình thực hiện vừa qua, Hiệu trưởng các trường thường phân công Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn phụ trách công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học, việc soạn giáo án, lựa chọn phương pháp dạy học, làm và chuẩn bị đồ dùng dạy học; quản lý việc thực hiện hồ sơ, sổ sách của giáo viên theo quy định nhưng công tác kiểm tra chưa sâu sát, thiếu thường xuyên nên hiệu quả công tác chưa cao. Mặt hạn chế là chưa khuyến khích giáo viên chuẩn bị tốt các phương tiện và tự làm đồ dùng dạy học. Việc thực hiện soạn giảng bằng giáo án điện tử chưa được quan tâm đúng mức, do đó hiệu quả của công tác này chưa cao, kết quả dạy học chậm được cải tiến.
* Quản lý giờ lên lớp của giáo viên:
Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý giờ lên lớp của giáo viên