Về ưu điểm

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo liên minh chiến đấu việt nam với lào chống đế quốc mỹ xâm lược từ năm 1954 1965 (Trang 88 - 97)

1 Trong 6 năm (959 975), bộ đội 559 đã góp phần giúp đỡ và ổn định đời sống và sinh hoat cho khoảng

3.1.1. Về ưu điểm

Chủ trương, đường lối của Trung ương ĐLĐVN và Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam về củng cố và phát triển liên minh chiến đấu Việt – Lào là phù hợp, sát thực tiễn

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có quan hệ thân thiết với nhau từ lâu. Nhân dân hai nước đã trở thành những người bạn chiến đấu luôn luôn ủng hộ nhau trong sự nghiệp đâu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Từ khi hai nước giành được độc lập, quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển mặc dù đế quốc và các thế lực phản động vẫn không ngừng tìm cách phá hoại tình đoàn kết đặc biệt Việt – Lào. Từ khi Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được ký kết, nhất là sau khi Chính phủ Liên hiệp dân tộc ở Lào do Hoàng thân Xuvana Phuma làm Thủ tướng được thành lập, mối quan hệ giữa Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Vương quốc Lào và nhân dân hai nước có thêm những bước phát triển mới. Đối với cách mạng Lào, chính sách của Đảng và Nhà nước VNDCCH là đoàn kết và giúp đỡ, xác định mối quan hệ giữa cách mạng ba nước Đông Dương có quan hệ gắn bó khăng khít trong việc đấu tranh đòi lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương. Nguyên tắc cơ bản nhất quán của Việt Nam trong mối quan hệ với cách mạng Lào là: tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, sống chung trong hòa bình. Trong bản tuyên bố chung ngày 28/4/1961 giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Xuvana Phuma đã nêu rõ: “từ tháng 8/1960 khi Hoàng thân Thủ tướng Xuvana Phuma đảm nhiệm việc lãnh đạo Chính phủ Vương quốc Lào, mối quan hệ láng giềng và sự hơp tác hữu nghị giữa hai nước đã phát triển thêm một bước trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hòa bình và tinh thần Hội nghị Băng - đung”.

Sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước VNDCCH đối với cách mạng Lào là nhất quán, xuất phát từ lập trường quốc tế vô sản và vì lợi ích chung của cả hai dân tộc,

coi việc giúp bạn như là việc làm của mình. Phương châm cơ bản của ĐLĐVN khi giúp cách mạng Lào là “cơ bản, toàn diện, liên tục, lâu dài”. Giúp cách mạng Lào những phải nhằm mục đích là để Lào tự làm lấy, không bao biện, làm thay. Vì cách mạng Lào là sự nghiệp của nhân dân Lào, chỉ có nhân dân Lào tự đứng dậy làm cách mạng thì thắng lợi giành được mới vững bền.

Từ khi Hiệp nghị Viêng Chăn năm 1957 bị phá hoại, theo yêu của cách mạng Lào, Đảng, Chính phủ nước VNDCCH đã tiếp tục và kịp thời tăng cường công tác giúp Lào một cách toàn diện trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục... để nhân dân Lào tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, xây dựng lực lượng mọi mặt của cách mạng Lào. Sự giúp đỡ của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Lào.

Khi Lào có sự chuyển hướng đấu tranh, ĐLĐVN đã có quyết định thành lập Đoàn công tác miền Tây (Đoàn 959) đưa cán bộ quân sự sang Lào làm nhiệm vụ củng cố cơ sở chính trị, đẩy mạnh đấu tranh chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang và phát động đấu tranh vũ trang, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và xây dựng Đảng. Trung ương ĐLĐVN cũng quyết định đưa thêm quân tình nguyện sang cùng phối hợp chiến đấu với quân giải phóng nhân dân Lào.

Sự giúp đỡ toàn diện của cách mạng Việt Nam đối với cách mạng Lào trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng, làm cho vùng giải phóng của Lào ngày càng rộng lớn (chiếm khoảng 2/3 diện tích Lào). Chính phủ Liên hiệp dân tộc do Hoàng thân Xuvana Phuma làm Thủ tướng được thành lập, Trung ương ĐLĐVN quyết định thành lập Đoàn chuyên gia quân sự sang giúp ĐND Lào với nhiệm vụ làm chuyên gia cho ĐND Lào và Chính phủ Vương quốc Lào, làm việc bên cạnh Trung ương ĐND Lào. Thực hiện nghiêm túc điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ về Lào được ký kết năm 1962, Trung ương ĐLĐVN đã lệnh cho quân tình nguyện rút về nước chỉ để lại một phần nhỏ ở lại Lào để giúp đỡ Lào ở cấp Trung ương và một số tỉnh.

Tuy nhiên, đế quốc Mỹ vẫn không chịu từ bỏ âm mưu đen tối của chúng là phá hoại nền độc lập và trung lập của Lào, vẫn tiếp tục duy trì lực lượng thân Mỹ ở

Lào để nô dịch nhân dân Lào, đe dọa nền an ninh ở Lào và Đông Dương. Âm mưu của Mỹ sau khi ký Hiệp nghị Giơnevơ năm 1962 chỉ là bước lùi tạm thời để thực hiện âm mưu tách cách mạng Lào khỏi Việt Nam. Với nhiều chiêu bài khác nhau như viện trợ, mua chuộc, lôi kéo, ám sát những người tiến bộ trong phái liên hiệp làm cho không khí ở Lào ngày càng căng thẳng. Đáp ững yêu cầu của cách mạng Lào, năm 1964 Đảng và Chính phủ VNDCCH lại điều động một lượng lớn chuyên gia quân sự, kinh tế, chính trị sang giúp cách mạng Lào hoạch định đường lối chủ trương cách mạng.

Từ Hội nghị lần thứ 13 (tháng 5/1965) của Trung ương ĐND Lào đã đưa ra chủ trương xây dựng vùng giải phóng như quy mô một quốc gia, ĐLĐVN và Nhà nước VNDCCH lại tăng cường giúp Lào về mọi mặt. Hội nghị BCH Trung ương ĐLĐVN lần thứ 12 (12/1965) đã xác định chủ trương đối với cách mạng Lào là miền Bắc phải ra sức giúp đỡ cách mạng Lào xây dựng cuộc sống mới trong vùng giải phóng, củng cố vùng giải phóng, phát triển chiến tranh du kích, mở rộng vùng giải phóng ở nông thôn, ra sức giúp Lào xây dựng lực lượng về chính trị, quân sự và kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Giúp đỡ cách mạng Lào không những là nhiệm vụ quốc tế của ĐLĐVN mà còn xuất phát từ vị trí quan trọng của cách mạng Lào đối với sự nghiệp cách mạng ở hai miền của Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và ĐLĐVN, liên minh chiến đấu Việt – Lào đã thu được những thắng lợi to lớn:

Liên minh chiến đấu Việt – Lào ngày càng được củng cố và phát triển, nâng cao uy tín đối với cách mạng Lào. Từ khi được thành lập năm 1945, liên minh chiến đấu đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trên các mặt trận quân sự, ngoại giao; đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân đế quốc, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc.

Tranh thủ được sự ủng hộ mọi mặt của các nước XHCN, của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới trong việc lên án, tố cáo những hành động sai trái của Mỹ và lực lượng thân Mỹ âm mưu phá hoại các Hiệp nghị Viêng Chăn, Hiệp nghị

Giơnevơ về vấn đề Lào, thực hiện âm mưu biến Lào thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự làm bàn đạp tấn công Việt Nam.

Trong quá trình đấu tranh chống các hành động xâm lược và can thiệp của đế quốc Mỹ và các lực lượng thân Mỹ, Trung ương ĐLĐVN và Tổng Quân ủy QĐND Việt Nam đã có những chủ trương, đường lối phù hợp, kết hợp chặt chẽ hai cuộc cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào, coi Đông Dương là một chiến trường. Cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện mục tiêu chung là giành độc lập, thống nhất hoàn toàn trên toàn lãnh thổ Đông Dương.

Lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời trong việc giúp Lào xây dựng lực lượng, đào tạo cán bộ phù hợp đặc điểm tình hình cách mạng Lào

Một trong những chủ trương quan trọng của ĐLĐVN và Nhà nước VNDCCH trong giai đoạn này là vấn đề xây dựng Đảng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Với quan điểm nhất quán cách mạng Lào phải do cán bộ và nhân dân Lào tự làm lấy, trong những năm 1954-1965, được sự giúp đỡ có hiệu quả của Đảng và nhân dân Việt Nam, cùng sự nỗ lực của ĐND Lào, nhân dân Lào, đội ngũ cán bộ Lào đã nhanh chóng phát triển và trưởng thành về số lượng, chất lượng đáp ứng kịp thời yêu cầu cách mạng đề ra. Khi chuẩn bị diễn ra Đại hội thành lập ĐND Lào, Việt Nam đã giúp cán bộ Lào biên soạn tài liệu, văn bản của Đại hội, giúp nghiên cứu phương hướng xây dựng Đảng, tổ chức Đại hội các cấp; xây dựng và củng cố các chi bộ, bồi dưỡng đào tạo đội ngã cán bộ chủ chốt làm cho ĐND Lào không ngừng lớn mạnh. ĐLĐVN còn chủ trương mở các lớp huấn luyện chính trị, quân sự ở cấp tiểu đội, trung đội. Đoàn 959 còn kiến nghị Tổng Quân ủy Lào gửi cán bộ luân phiên đi học các lớp đào tạo ngắn hạn ở các trường trong nước và ở Viêt Nam nhằm nâng cao trinh độ về công tác lãnh đạo, quản lý đơn vị. Qua các đợt tập huấn, huấn luyện và hoạt động thực tiễn, cán bộ và quân đội Pa thét Lào, nhất là đội ngũ cán bộ đại đội, tiểu đoàn đã được nâng cao một bước về năng lực lãnh đạo, chỉ huy; bộ đội được nắm vững kỹ thuật chiến thuật chiến đấu, công tác vận động quần chúng. Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đã đánh giá vai trò quan trọng của đội ngũ chuyên

gia Việt Nam: chuyên gia đã giúp tạo cho Lào những nhân tố quyết định để đảm bảo thắng lợi cuối cùng, giúp hình thành lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, mặt trận dân tộc thống nhất, giúp giành, giữ và xây dựng khu giải phóng,... Quan trọng và quyết định là đã giúp đỡ Lào xây dựng một Đảng Mác – Lênin chân chính, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã phát triển từ ít đến nhiều, tự đảm nhiệm được nhiều mặt công việc. Đây là vấn đề cơ bản thúc đẩy cách mạng Lào tiến lên. Tuy nhiên, cán bộ Lào vẫn chủ yếu là cấp trung đội và cấp huyện trở lên, còn cán bộ ở cấp cơ sở đã được quan đào tạo vẫn còn ít nên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của cách mạng.

Liên minh chiến đấu Việt - Lào từng bước được tăng cường, củng cố, chi viện, hợp tác cùng đấu tranh cho thắng lợi cách mạng mỗi nước

Sau khi giành được những thắng lợi quan trọng ở những địa bàn trọng điểm mang tính chiến lược, Trung ương ĐND Lào đã đề ra chủ trương xây dựng vùng giải phóng quy mô như một quốc gia, thành căn cứ địa cách mạng, hậu phương chiến lược vững chắc của cả nước chống Mỹ cứu nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

Ngay từ cuối năm 1961, tình hình Lào có nhiều chuyển biến, vùng giải phóng ngày càng mở rộng, Chính phủ Phuma được thành lập. Ban Bí thư Trung ương ĐLĐVN đã đề ra Nghị quyết số 34-NQ/TW tháng 12/1961 về việc thành lập Đoàn công tác chuyên gia giúp cách mạng Lào. Các đoàn cán bộ được cử sang đều lấy danh nghĩa là chuyên gia làm việc bên cạnh Trung ương ĐND Lào. Ngoài ra, các đoàn chuyên gia công tác hoạt động ở các địa phương của Lào cũng được thành lập.

Khi thực hiện Hiệp nghị Giơnevơ năm 1962 về Lào, các đoàn chuyên gia Việt Nam đều đã rút về nước, chỉ để lại một bộ phận nhỏ ở lại giúp ĐND Lào và một số địa phương. Trước sự đàn áp, phá hoại của Mỹ và lực lượng thân Mỹ, Trung ương ĐLĐVN tiếp tục điều một lực lượng sang Lào giúp đỡ về việc củng cố vùng giải phóng có quy mô như một quốc gia. Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Vương quốc Lào đã ký nhiều thỏa thuận như Hiệp định trao đổi và hợp tác kinh tế văn hóa (28/4/1961); Hiệp định về việc Việt Nam giúp Lào quy hoạch và xây dựng

thành phố Khang Khay (13/9/1961) sau này đã trở thành thủ đô của các lực lượng kháng chiến Lào chống Mỹ; Hiệp định về việc Chính phủ VNDCCH viện trợ cho Chính phủ Vương quốc Lào (15/12/1961); Nghị định thư về việc Việt Nam cử chuyên gia sang giúp Lào (10/3/1962),... Các văn bản được ký giữa hai nước đã tạo ra cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác giúp đỡ của Việt Nam trên tất cả các mặt, kịp thời chi viện cho nhau trên tinh thần hai nước là hậu phương của nhau, phối hợp vừa đánh vừa đàm làm nên những thắng lợi vang dội của cách mạng hai nước.

Với phương châm Đông Dương làm một chiến trường, đánh thắng giặc Mỹ là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của hai Đảng và nhân dân hai nước. ĐLĐVN quan tâm đến việc giúp đỡ cách mạng Lào về mặt quân sự: giúp Lào không ngừng xây dựng và hoàn thiện chiến lược chiến tranh nhân dân; giúp xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, quân giải phóng nhân dân Lào gồm ba thứ quân chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ĐLĐVN đã xác định nhiệm vụ của QĐND Việt Nam là phải ra sức giúp đỡ và phối hợp với bạn Lào đẩy mạnh tuyên truyền thắng lợi, kiên quyết tiến công địch, đưa cách mạng Lào tiến lên.

Với đường lối và chính sách đúng đắn của cách mạng mỗi nước, liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam, Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển mạnh mẽ. Theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước Dân chủ nhân dân Lào, cán bộ chiến sĩ tình nguyện Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động trên chiến trường Lào, thực hiện nhiệm vụ quốc tế, cùng phối hợp chiến đấu với các lực lượng vũ trang Pa thét Lào và nhân dân các bộ tộc Lào. Đường Hồ Chí Minh chạy dọc hai bên Đông và Tây trường Sơn nối liền các vùng căn cứ kháng chiến của cách mạng Lào với hậu phương tại chỗ cách mạng miền Nam Việt Nam và hậu phương lớn miền Bắc, tạo thế liên hoàn vững chắc, bảo đảm sự chi viện đắc lực cho tiền tuyến, là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu Việt – Lào. Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng phối hợp với quân giải phóng nhân dân Lào tổ chức hiệp đồng chiến đấu phối hợp chiến trường với quy mô khác nhau nhằm vào các địa bàn chiến lược của địch. Những địa danh như Nậm

Thà, Cánh Đồng Chum, Mường Xủi, Xảm Thông,... với nhiều chiến công oanh liệt là biểu hiện sáng ngời của tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt – Lào bền chặt, gắn bó keo sơn và sự phối hợp hiệu quả giữa quân giải phóng nhân dân Lào với các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam.

Việt Nam đã chi viện tới mức cao nhất sức người và sức của trên tinh thần quốc tế vô sản cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của cách mạng Lào. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐLĐVN lần thứ 11 (25-27/12/1965) đã chỉ rõ việc phải tăng cường chi viện, tích cực góp phần đẩy mạnh cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và tiếp tục ra sức giúp đỡ cách mạng Lào. Đối với cách mạng Lào, tiếp tục ra sức giúp đõ để nhằm củng cố những thắng lợi đã giành được, từng bước đưa cách mạng Lào tiến lên. Mặt khác, nhân dân Lào cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và nhân dân Việt Nam xây dựng lực lượng, hệ thống đường giao thông – đường Hồ Chí Minh là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của cách mạng miền Nam Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Xaynhaxỏn đã từng nói “Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào rất tự hào nhận thấy rằng, trong sự nghiệp cách mạng của mình, từ trước tới nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em luôn luôn kề vai sát cánh, là người bạn thân thiết thủy chung, đồng cam cộng khổ. Nhân dân các bộ tộc Lào đều khắc sâu trong trái tim mình về những hình ảnh liên minh chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt – Lào đã diễn ra trên đất nước

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo liên minh chiến đấu việt nam với lào chống đế quốc mỹ xâm lược từ năm 1954 1965 (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)