1 Hai tỉnh Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ và một dãy hành lang nối liền hai tỉnh, xuyên qua phía đông tỉnh Luông Phra Băng, gọi là “Đàn Pẹt” (tiểu khu 8) một vùng rừng núi hiểm trở với diện tích khoảng 32.770 km2, nơ
1.2.2. Chủ trương đối với liên minh chiến đấu Việt-Lào
Trong Báo cáo Về tình hình mới và nhiệm vụ mới tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (mở rộng) tháng 7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt – Miên – Lào”. Tình hình mới định ra ba nhiệm vụ mới là:
“1- Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.
2- Tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một QĐND mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của tình thế mới.
3- Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng; ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà” [78].
Nguyên tắc cơ bản về đấu tranh ngoại giao của Việt Nam được Ban Chấp hành Trung ương ĐLĐVN đưa ra là:
“1- Kết hợp nguyên tắc tính rất cao với linh động tính đúng mức.
2- Yêu cầu của ta chủ yếu là căn cứ vào lực lượng so sánh giữa ta và địch mà định.
3- Đặt vấn đề Đông Dương vào trong vấn đề bảo vệ hòa bình và dân chủ thế giới đặng giải quyết một cách thỏa đáng
Muốn ủng hộ cho cuộc đấu tranh ngoại giao mau thắng lợi, phải động viên nhân dân toàn quốc đẩy mạnh mọi mặt công tác để làm hậu thuẫn cho đấu tranh ngoại giao của ta” [49, tr.185-186].
Đế quốc Mỹ hiện đang can thiệp trắng trợn vào Cao Miên và Lào với việc xúi giục bọn quân phiệt Thái Lan tìm mọi cơ hội can thiệp quân sự vào hai nước đó. Âm mưu mô đế quốc Mỹ là muốn tách vấn đề Cao Miên và Lào ra khỏi vấn đề Việt Nam, và nếu Pháp ký hiệp định đình chiến với VNDCCH thì ở Lào và Cao Miên chiến tranh vẫn cứ tiếp tục, để cho Mỹ có cơ hội biến hai nước đó thành căn cứ chiến lược của Mỹ và hiếu chiến Pháp có bàn dạp tiến chiếm lại Việt Nam một lần nữa. Trước tình hình ấy, Việt Nam cần phải đoàn kết với nhân dân Lào, Campuchia, đấu tranh đòi lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của ba dân tộc. Nếu hòa bình lập lại ở một nước trên bán đảo Đông Dương mà hai nước kia chưa có hòa bình thì hòa bình ở một nước đó cũng không đảm bảo.
Chính sách ngoại giao của VNDCCH là xây dựng và phát triển quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào dựa theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi và tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau:
Phương châm chính sách ngoại giao của ta là chống chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ, chống Mỹ tổ chức khối xâm lược Đông Nam Á, củng cố hòa bình ở Đông Dương, bảo vệ hòa bình Đông Nam Á và toàn thế giới,...tìm mọi cách tăng cường tình hữu nghị giữa nước ta và hai nước Lào và Cao Miên, tăng cường đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam, Khơ me và Lào. Ta xây dựng mối quan hệ hòa hoãn
với Cao Miên, Lào và tranh thủ trao đổi với đại biểu hai nước đó là điều kiện quan trọng để củng cố hòa bình ở Đông Dương và tranh thủ độc lập, thống nhất của nước ta [49, tr.304-305].
Từ cuối năm 1954, Mỹ ngày càng ráo riết tìm cách thâm nhập vào Lào (nhất là từ khi Chính phủ Cà tày được thành lập), tìm cách để cán bộ Việt Nam phải rút về nước, đồng thời chia rẽ nội bộ quan hệ Lào – Việt, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước. Báo cáo chính trị tại Hội nghị trung ương lần 7 mở rộng (3/1955) Đảng LĐVN xác định phương châm ngoại giao của Việt Nam: “Củng cố không ngừng tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân. Trong hoạt động quốc tế và đấu tranh ngoại giao, thực hiện phối hợp chặt chẽ với các nước anh em” [50, tr.158-159]; trên tinh thần đó, “giao hảo với bất cứ nước nào cùng ta công nhận 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Dùng cách thương lượng để giải quyết mọi vấn đề xung đột quốc tế... Đồng thời tranh thủ đặt quan hệ ngoại giao bình thường với Chính phủ Nhà vua Lào, Cao Miên, với nước Pháp và các nước Đông Nam Á” [50, tr.158-159].
Tiếp đó, ngày 19/10/1954, Bộ Chính trị BCH Trung ương ĐLĐVN ra Nghị quyết về việc giúp đỡ cách mạng Lào. Sau khi phân tích tình hình Lào, Nghị quyết đề ra phương châm đấu tranh của cách mạng Lào là phải xây dựng lực lượng của thật vững chắc làm cơ sở quyết định thắng lợi. Về sách lược, Nghị quyết chỉ rõ phải tranh thủ Pháp và Ấn Độ để cô lập và đả kích đế quốc Mỹ và bọn tay sai Mỹ. Trước mắt, Nghị quyết đề ra một số chủ trương cụ thể về chính quyền ở hai tỉnh tập kết, về các đơn vị quân đội nhà vua đang đóng ở hai tỉnh tập kết; về quan hệ với chính phủ nhà vua1. Cuối cùng, Nghị quyết nhấn mạnh: Vô luận tình hình phát triển như thế
1 Cụ thể là: 1. Về chính quyền ở hai tỉnh tập kết, trước hết phải tranh thủ được sự uỷ nhiệm của Chính phủ nhà vua trong việc để cán bộ Pathét Lào tạm thời phụ trách, hai tỉnh vẫn nằm trong phạm vi chung của Chính nhà vua trong việc để cán bộ Pathét Lào tạm thời phụ trách, hai tỉnh vẫn nằm trong phạm vi chung của Chính phủ nhà vua, nhưng không có đại diện nhà vua ở đó. Nếu đấu tranh mà không giải quyết được thì có thể đến nhà vua cử đại diện ở hai tỉnh cùng với sự uỷ nhiệm để Pathét Lào phụ trách hai tỉnh. 2. Về các đơn vị quân đội nhà vua đang đóng ở hai tỉnh tập kết: quân đội nhà vua tập trung ở hai khu vực giáp giới giữa hai bên. Theo nguyên tắc khu vực đóng quân của quân đội nhà vua càng hẹp càng có lợi cho ta. Nếu phía họ không chịu thì vẫn giữ nguyên trạng rồi sẽ giải quyết sau. Hai bên cam kết không gây ra xung đột. 3. Đối với chính phủ nhà vua: Nếu chính phủ Phu-ma vẫn đứng vững thì một mặt ta gửi điện hẹn ngày gặp chính thức; đồng thời Thủ tướng Xu Pha Nu Vông sẽ ra tuyên bố với đại ý Chính phủ kháng chiến Pathét Lào sẽ hợp tác chặt
nào, cũng phải hết sức tăng cường công tác củng cố hai tỉnh, xây dựng quân đội, gây dựng cơ sở nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh chính trị trong toàn quốc, nhất là vùng mới rút quân
Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền, cách mạng Việt Nam phải tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: CMXHCN ở miền Bắc và CMDTDCND ở miền Nam, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 mở rộng (tháng 1/1959) xác định cuộc đấu tranh giữa dân tộc Việt Nam chống đế quốc Mỹ và quân đội Sài Gòn cũng đồng thời là cuộc đấu tranh giữa phe XHCN và phe đế quốc chủ nghĩa. Chủ trương của Đảng “là giữ vững hòa bình ở Việt Nam, thực hiện thống nhất nước nhà bằng con đường hòa bình, chủ trương ấy gắn liền với chủ trương chung của phe xã hội chủ nghĩa”. Đó là nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta và nhân dân ta, và cũng là bảo đảm chắc chắn cho việc hoàn thành nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [54, tr.66-67]. Đối với cách mạng Lào và Campuchia, nhân dân Việt Nam đồng tình sâu sắc và hết sức ủng hộ phong trào đấu tranh chống thực dân và bảo vệ độc lập dân tộc của hai nước vì Việt Nam, Lào, Campuchia đều là láng giềng của nhau, cùng nhau ký kết Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương, đều có trách nhiệm bảo vệ Hiệp nghị Giơnevơ, bảo vệ hòa bình và an ninh ở Đông Dương. Vì vậy, “cần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hòa bình với các nước Á – Phi, trước hết là với các nước láng giềng, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất Việt Nam” [54, tr.67].
Sau khi Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Lào ngừng hoạt động, Mỹ và Chính quyền Vương quốc Lào đã có những hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Viêng Chăn. Trước sự đàn áp khủng bố của Mỹ và quân đội tay sai, nhiều cán bộ Pa thét Lào và nhân dân Lào đã chạy sang biên giới Việt Nam, chủ yếu ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.
Để giúp Trung ương ĐND Lào kịp thời đấu tranh chống địch đàn áp, khủng bố, ngày 30/1/1959, Trung ương ĐLĐVN đã gửi thư trao đổi ý kiến với Trung ương ĐND Lào về phương hướng đấu tranh của cách mạng Lào, nhấn mạnh việc phải rút
ngay một bộ phận bí mật chuyển ra vùng căn cứ để lãnh đạo phong trào đấu tranh, kiên quyết bảo vệ cho được lực lượng cách mạng Lào. Đến đầu tháng 5/1959, Bộ Chính trị Trung ương ĐLĐVN họp bàn về cách mạng Lào, nhận định về tình hình cách mạng Lào và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Lào. Bộ Chính trị ĐLĐVN chủ trương: kiên quyết đẩy mạnh sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam và tích cực chi viện cho cách mạng Lào thắng lợi. Coi việc giúp cách mạng Lào là nhiệm vụ quốc tế quan trọng của ĐLĐVN trên nguyên tắc: giúp Lào nhưng để Lào tự lực là chính, giúp tận lực để nhân dân Lào đảm nhiệm được sự nghiệp cách mạng của mình. Trung ương Đảng và Quân ủy QĐND Việt Nam đã chỉ định Thiếu tướng Lê Chưởng phụ trách Trưởng đoàn cán bộ Việt Nam giúp Lào bên cạnh Trung ương ĐND Lào.
Đầu tháng 7/1959, Bộ Chính trị ĐLĐVN và Bộ Chính trị ĐND Lào đã trao đổi thống nhất quyết định mở đợt hoạt động quân sự trong mùa mưa 1959, lấy Tiểu đoàn 2 làm nòng cốt chiến đấu, chuyển từ đấu tranh công khai hợp pháp sang đấu tranh vũ trang trên toàn quốc, đẩy mạnh chiến tranh du kích, giành lại chính quyền ở thôn xã, vận động thanh niên tòng quân, xây dựng bộ đội chủ lực và phát triển lực lượng vũ trang địa phương, chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Đồng thời liên hệ đón số binh sĩ của Tiểu đoàn 1 Pa thét Lào phân tán ở khu Xiêng Ngân ra vùng căn cứ, bổ sung quân số, khôi phục lại tiểu đoàn.
Cuối tháng 5/1960, Trung ương ĐLĐVN và Trung ương ĐND Lào đã có cuộc tọa đàm bàn về cách mạng Lào, xác định mục tiêu trước mắt của cách mạng Lào là giành độc lập dân tộc, dân chủ, tự do và hòa bình trung lập. Tại cuộc tọa đàm cũng đã xác định sự giúp đỡ của Việt Nam là phụ còn cuộc cách mạng của Lào là tự lực cánh sinh, trường kỳ gian khổ; tương quan lực lượng giữa Lào và địch thì chưa đủ điều kiện để giành được chính quyền, vì vậy phải xây dựng lực lượng vũ trang; xây dựng Đảng Mác – Lênin vững mạnh; đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
Từ ngày 5 đến 10/9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III ĐLĐVN diễn ra tại Hà Nội. Đoàn đại biểu ĐND Lào do đồng chí Cayxỏn Phômvihản dẫn đầu đã dự đại hội. Nghị quyết Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam, chỉ rõ Đông Dương là một chiến trường, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia phải sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược.
Đại hội nhận định đế quốc Mỹ và các thế lực gây chiến do Mỹ cầm đầu đang phải tìm mọi cách để duy trì tình trạng căng thẳng ở Châu Á. Chúng ra sức tăng cường các căn cứ quân sự, củng cố khối quân sự xâm lược Đông Nam Á, ngang nhiên đặt Việt Nam, Lào và Campuchia vào khu vực bảo hộ của khối này. Đế quốc Mỹ đang là kẻ thù hung ác nhất của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới cũng như của nhân dân Đông Dương. Mỹ ra sức tăng cường lực lượng vũ trang. Đến nay, tổng số quân thường trực ở miền Nam đã lên đến hơn 25 vạn rưởi người, bao gồm 15 vạn quân chính quy, 4 vạn rưởi cảnh sát vũ trang và 6 vạn bảo an; còn có trên 10 vạn dân vệ. Cộng với 11 vạn rưởi quân dự bị đã đăng ký và được huấn luyện, thì số quân mà Mỹ - Diệm có thể động viên vào lúc cần thiết đã lên tới 47 vạn người... So với năm 1954, số lượng của phái đoàn đã tăng gấp 10 lần, số sĩ quan cao cấp trong phái đoàn đã tăng gấp 14 lần [55, tr.514-515]. Đứng trước những âm mưu gây chiến và xâm lược của đế quốc Mỹ, Việt Namm có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để duy trì và củng cố hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á, góp phần tăng cường phong trào độc lập dân tộc và củng cố phe xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 (9/1960) của ĐLĐVN đã xác định nhiệm vụ quốc tế quan trọng của Đảng là “ra sức góp phần tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự thống nhất của phong trào cộng sản quốc tế, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu và hành động phá hoại sự đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân”. Chính sách ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam là: “Đối với các nước láng giềng, chúng ta mong muốn xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chúng ta hoan nghênh đường lối hòa bình trung lập hiện nay của Campuchia và sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị với Vương quốc Campuchia. Chúng ta ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Lào để thực hiện đường lối hòa bình trung lập, hòa hợp dân tộc, và mong sẽ xây dựng được quan hệ hữu nghị lâu dài và bền chặt với Vương quốc Lào” [55, tr.626].