1 Hai tỉnh Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ và một dãy hành lang nối liền hai tỉnh, xuyên qua phía đông tỉnh Luông Phra Băng, gọi là “Đàn Pẹt” (tiểu khu 8) một vùng rừng núi hiểm trở với diện tích khoảng 32.770 km2, nơ
1.3.2. Củng cố liên minh chiến đấu, giúp đỡ Lào phát triển lực lượng, căn cứ địa và cùng xây dựng tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn
Do vị trí chiến lược quan trọng trên bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á, với việc hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ đã trực tiếp nhảy vào Lào, coi Lào như một vị trí chìa khóa trong chiến lược toàn cầu của Mỹ ở Đông Nam Á. Chính sách của Mỹ với Lào cũng như Nam Việt Nam và Campuchia là nhằm biến Lào thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự bao vây, tiến công các nước XHCN, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Sau Hiệp nghị Giơnevơ 1954, Việt Nam và Lào đều được công nhận là các quốc gia có độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Mối quan hệ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước chuyển sang thời kỳ mới: thời kỳ tập trung xây dựng lực lượng, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị, nhằm củng cố hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc, đưa cách mạng mỗi nước tiến lên giành thắng lợi mới. Đối với Lào, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, để đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất sẵn sàng chiến đấu, Lào vẫn chủ yếu dựa vào viện trợ của Việt Nam. Căn cứ vào đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của Lào, Việt Nam đã có sự giúp đỡ Lào về nhiều mặt: xây dựng lực lượng cách mạng, căn cứ địa cũng như tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn.
Củng cố liên minh chiến đấu, giúp đỡ Lào phát triển lực lượng, căn cứ địa cách mạng
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, cuối tháng 11/1954, các đơn vị quân đội Pa thét Lào trong cả nước tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ gồm một số đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, đại bộ phận là dân quân du kích và các nhóm thanh niên mới. Các lực lượng tập kết về hai tỉnh gồm 8.183 người cộng với hai tỉnh là 9.138 người trong đó có 3.260 người Hạ Lào; 1.175 người Trung Lào; 584 người Luông Pha băng; 2.441 người Viêng Chăn và Xay Nha Bu Ly; 2.006 người Huội Sài và 670 người Xiêng Khoảng [9, tr.25].
Trước yêu cầu về việc xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt của cách mạng Lào, từ giữa năm 1954, Mật điện đồng chí Giáp gửi các đồng chí Hai, Cầu và Ban Cán sự về tình hình địch và nhiệm vụ ở Hạ Lào ngày 14/5/1954 nêu bật nhiệm
vụ của cách mạng Việt Nam là phải xây dựng lực lượng vũ trang Lào: “Cần giúp cán bộ Lào mạnh dạn phát triển, tiến tới một trung đoàn giải phóng. Bộ đội tình nguyện cũng cần tập trung tiểu đoàn dần dần đến Trung đoàn tùy theo điều kiện và trong những thời kỳ nhất định” [17, tr.411]. Về vấn đề cán bộ, “cần mạnh dạn đào tạo cán bộ địa phương, dìu dắt họ trong công tác, giúp đỡ họ liên hệ mật thiết với quần chúng, xây dựng uy tín và lòng tự tin của họ. Công việc càng ngày càng nhiều, cán bộ Lào càng phải được đào tạo để kịp gánh vác mọi công tác và mọi địa phương” [17, tr.411].
Nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ và chuyên gia Việt Nam là giúp Lào xây dựng lực lượng vũ trang trở thành lực lượng nòng cốt. Ngay từ giữa năm 1954, trước khi ký Hiệp nghị Giơnevơ, Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào đã hạ quyết tâm “Bất kể tình huống nào, việc đẩy mạnh xây dựng bộ đội Lào Itxala là một nhiệm vụ hết sức cần thiết... phải tập trung lực lượng kiên quyết thực hiện cho bằng được” [98, tr.12-13]. Bộ Quốc phòng Lào đã bàn bạc với Bộ chỉ huy quân tình nguyện ở Thượng Lào, dự kiến phát triển bộ đội Lào Ítxalạ đến năm 1955 phải đạt quân số trên dưới 1 vạn, xây dựng thành 5 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo ở Thượng Lào, 2 tiểu đoàn bộ binh ở Trung Lào và Hạ Lào. Bộ Quốc phòng Lào đề nghị Bộ Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam có chủ trương và kế hoạch để tiếp tục giúp Lào xây dựng củng cố lực lượng trong tình hình mới. Đáp ứng yêu cầu của Lào, Đoàn 100 đã đề xuất phương án tổ chức xây dựng quân dội Pa thét Lào với quy mô cao nhất là cấp tiểu đoàn, gồm cả các đơn vị bộ binh và trợ chiến. Theo phương án đó, tổ chức cơ quan Bộ Quốc phòng Lào có ba cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần và các đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Bộ; tổ chức các lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: các tiểu đoàn chủ lực, các đơn vị bộ đội địa phương (đại đội tập trung ở tỉnh, trung đội tập trung ở huyện) và các đội du kích ở xã, bản; tự vệ chiến đấu ở các cơ quan, xí nghiệp, làm nòng cốt cho phong trào cách mạng địa phương.
Tháng 8/1954, Đại tướng Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam Võ Nguyên Giáp đã gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Lào khẳng định
“Sau tám năm kháng vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ, chung lưng đấu cật, đoàn kết chiến đấu với quân đội và nhân dân Pa thét Lào để chống kẻ thù chung, các đồng chí đã giúp nước bạn xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ kháng chiến, góp một phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố mối tình hữu nghị bất diệt giữa nhân dân hai nước Việt – Lào” [17, tr.427]. Đại tướng cũng khẳng định trong chiến dịch Sầm Nưa và trong chiến dịch Đông Xuân vừa qua, các cán bộ và chiến sỹ tình nguyện Việt Nam đã cùng quân đội Giải phóng Pa thét Lào tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng được nhiều vùng rộng lớn ở khắp Thượng Lào, Trung và Hạ Lào, đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân Pa thét Lào tiến mạnh sang một thời kỳ mới... Sau đó sẽ tập kết lại từng vùng, sẽ chuyển về nước và sẽ được xây dựng thành những trung đoàn, đại đoàn chủ lực, cùng các đơn vị khác của QĐND Việt Nam lãnh nhiệm vụ củng cố và bảo vệ hòa bình ở Việt Nam, góp phần vào việc bảo vệ hòa bình ở Đông Dương và trên thế giới... phải nâng cao cảnh giác, luôn luôn chuẩn bị đề phòng mọi âm mưu phá hoại của bọn gây chiến, đồng thời phải hết sức giúp đỡ quân đội và nhân dân Pa thét Lào anh em giữ vững cơ sở, giữ vững căn cứ, bảo toàn lực lượng.
Tháng 10/1954, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam đã lập đề án tổ chức và bố trí bộ đội Pa thét Lào và chấn chỉnh bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào trước khi về nước. Theo đề án, “bộ đội Pa thét Lào tổ chức xây dựng 11 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh, các đơn vị thông tin, vận tải, quân báo, công binh và cơ quan chỉ huy thuộc bộ đội chủ lực. Bộ đội địa phương tổ chức thành từng đội ở cấp huyện… Với bộ đội tình nguyện Việt Nam, Bộ Tổng tham mưu chủ trương chấn chỉnh để hoạt động trước khi rút về nước. Phương châm hoạt động trong điều kiện mới được xác định là: phối hợp với bộ đội Pa thét Lào củng cố và giữ vững vùng giải phóng, vùng tập kết theo quy định của Hiệp định,… chấn chỉnh bộ đội tình nguyện theo tinh thần không tổ chức thêm lực lượng mà chỉ kiện toàn các đơn vị hiện có ở các địa bàn Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Luông Pha băng, Viêng Chăn”.
Đề án đó đã được thông qua tại Hội nghị quân chính Lào tháng 12/1954 do đồng chí Cayxỏn Phômvihản chủ trì. Hội nghị nêu rõ nhiệm vụ của bộ đội Pa thét
Lào là: “khuếch trương và củng cố các lực lượng vũ trang Pa thét Lào thành một quân đội cách mạng vững mạnh, có đủ khả năng trước mắt, phá tan âm mưu quân sự của đối phương, bảo vệ khu tập kết, hậu thuẫn vững chắc cho đấu tranh chính trị; về lâu dài, nếu địch gây lại chiến tranh thì sẽ trở thành lực lượng nòng cốt cho cuộc đấu tranh vũ trang toàn dân để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, giải phóng hoàn toàn đất nước” [83, tr.116-117].
Đến hết tháng 12/1954, với sự giúp đỡ của Việt Nam, lực lượng của Lào đã được củng cố, sắp xếp hình thành cơ cấu tổ chức có quân số đầy đủ theo biên chế gồm quân chủ lực tập trung 9 tiểu đoàn bộ binh (705, 609, 601, 613, 617, 593, 585, 701, 589), 1 tiểu đoàn trợ chiến, 1 tiểu đoàn vận tải, 3 đại đội thông tin, quân báo, công binh) trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào và các lực lượng vũ trang địa phương (gồm 1 trung đội bảo vệ cơ quan, 12 đại đội độc lập và đại đội địa phương, 3 cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Lào; Trường Quân chính Com-ma-đăm, 2 cơ quan tỉnh đội Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ). Đoàn 100 cũng nghiên cứu, sắp xếp tổ chức và giao nhiệm vụ cho từng tổ cố vấn giúp bạn ở 9 tiểu đoàn bộ binh, tiểu đoàn trợ chiến 605, Đoàn Pát Chay (Lào Xủng), 3 đại đội và 2 tỉnh đội Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ.
Ngoài ra, các đoàn chuyên gia Việt Nam còn giúp Lào làm công tác giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho cán bộ tuyên huấn, quân huấn. Trong những năm 1955-1957, tổ cố vấn Trường Quân chính Com-ma-đăm đã giúp bạn tổ chức 5 khóa huấn luyện, mỗi khóa gồm 3 lớp quân sự, chính trị địa phương với thời gian từ 3 đến 5 tháng/khóa để đào tạo cán bộ tiểu đội, trung đội bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; cán bộ xã đội, huyện đội hai tỉnh; cán bộ đại đội và một số cán bộ tiểu đoàn. Bộ Tổng tham mưu chủ trương tại Lào, đến cuối năm 1959 mỗi tỉnh có từ 2 trung đội đến 1 đại đội; mỗi huyện có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực có từ 3-5 tiểu đoàn; ở cơ sở tổ chức lực lượng du kích để hoạt động vũ trang tuyên truyền.
Về thông tin liên lạc: Ttrong những năm 1954-1956 cán bộ và chuyên gia Việt Na đã giúp Lào mở các lớp đào tạo và thực tập tại chỗ cho 19 báo vụ viên (có 3
nữ), 20 cơ yếu, 3 cơ công; đồng thời kiện toàn các ban thông tin, cơ yếu của Bộ chỉ huy tối cao quân đội Pa thét Lào.
Tổ cố vấn quân y của Đoàn 100 đã giúp Lào xây dựng các ban quân y, 40 bệnh viện, các tổ phẫu thuật lưu động, kho dược. Trong những năm 1954-1957, mở một số lớp đào tạo cho 48 y tá, 24 dược tá, bồi dưỡng tại chức cho 3 quân y sĩ và 15 y tá… Các tổ quân báo cũng đã giúp bạn xây dựng hệ thống tổ chức quân báo, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này là việc giúp Lào xây dựng và phát triển Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội Pa thét Lào. Hầu hết các cán bộ, đảng viên đều tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ. Quân đội Pa thét Lào lại chưa có cơ sở Đảng, đảng viên cũ hoạt động theo tinh thần tự giác do chưa có tổ chức sinh hoạt. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với quân đội Pa thét Lào cũng như với cuộc đấu tranh của Lào là vấn đề cấp bách của Lào. Đoàn 100 đã đề xuất với Đảng ủy Quân sự Trung ương Lào tổ chức “Trung tâm giáo dục bồi dưỡng cảm tình Đảng”. Các cố vấn của Việt Nam đã giúp các cán bộ Lào chuẩn bị tài liệu, kinh nghiệm tổ chức học tập. Đến cuối năm 1956, khoảng 1000 cán bộ, chiến sĩ ưu tú các cơ quan, đơn vị quân đội Pa thét Lào tham gia bồi dưỡng cảm tình Đảng do bạn tổ chức, trong đó có 671 người đã được kết nạp vào ĐND Lào. Trong biên chế của tiểu đoàn, các đại đội đều có chi bộ trực tiếp lãnh đạo; các trung đội có tổ Đảng, hoặc đảng viên.
Trên cơ sở lực lượng của Lào đã trưởng thành và để tạo điều kiện thuận lợi cho Lào chiến đấu, Đoàn 100 đề nghị rút dần các tổ cố vấn về Việt Nam. Đến tháng 1/1958, sau khi cơ bản hoàn thành nhiệm vụ giúp Lào ở Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ, Đoàn 100 được lệnh rút quân trở về nước nhận nhiệm vụ mới. Chu Huy Mân – nguyên Đoàn trưởng Đoàn 100 (sau hơn 3 tháng nhận nhiệm vụ trong nước) sang Sầm Nưa cùng lãnh đạo chỉ huy Đoàn 100 tập trung giúp bạn xây dựng kế hoạch chuẩn bị đưa các lực lượng Pa thét Lào về hòa hợp dân tộc. Quân ủy và Bộ Chỉ huy tối cao Lào đã trao đổi với Đoàn 100 và thống nhất: Tổ chức quân đội Pa thét Lào thành hai Tiểu đoàn 1 và 2; đại bộ phận lực lượng còn lại của Pa thét Lào (khoảng
700 đảng viên) chuẩn bị về các tỉnh làm nòng cốt cho quần chúng đấu tranh thực hiện hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước Lào. Đoàn 100 cũng đã chọn được 330 người của các đơn vị bộ đội Pa thét Lào sang học tập ở Việt Nam để làm nòng cốt cho việc phát triển lực lượng vũ trang sau này.
Cùng với việc giúp lực lượng Pa thét Lào đánh địch, bảo vệ hai tỉnh tập kết, Đảng và Nhà nước VNDCCH còn tích cực giúp Chính phủ kháng chiến Lào xây dựng chính quyền, đồng thời viện trợ về kinh tế giúp nhân dân Lào ổn định đời sống, phát triển sản xuất, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Nhiệm vụ của quân đội Pa thét Lào là phải xây dựng, củng cố các khu căn cứ tập kết ở Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ. Mặt trận Lào Ítxalạ và Chính phủ kháng chiến Lào đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng Lào trong giai đoạn mới là phải bảo vệ và xây dựng hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ thành căn cứ cách mạng của cả nước; xây dựng, phát triển các lực lượng vũ trang là công tác trung tâm mấu chốt trong giai đoạn hiện nay.
Theo yêu cầu của Lào, Đoàn 100 đã cử một tổ cố vấn do Nguyễn Hữu Nghị - Trung đoàn phó phụ trách tỉnh đội Sầm Nưa; một tổ cố vấn do Đinh Văn Tuy - Trung đoàn trưởng phụ trách tỉnh đội Phong Xa Lỳ cùng các tổ cố vấn tiểu đoàn có nhiệm vụ giúp Lào xây dựng vững chắc khu tập kết hai tỉnh.
Ngày 22/1/1955, Bộ Chính trị ĐLĐVN đã họp xác định chủ trương của cách mạng Việt Nam và nhiệm vụ của các lực lượng cách mạng Lào là phải giữ vững hai tỉnh tập kết, đòi thực hiện quyền tự do dân chủ để đi đến tổng tuyển cử. Hội nghị còn đề ra một số chủ trương cụ thể: ra sức củng cố hai tỉnh tập kết; đẩy mạnh phong trào đấu tranh trong cả nước, biểu thị cho được thái độ và lực lượng của nhân dân để kết hợp với đấu tranh ở hội nghị hiệp thương; có sách lược đối với từng phe phái; thống nhất lãnh đạo và phối hợp đấu tranh chặt chẽ trong cả nước,...
Tổ cố vấn Đoàn 100 đã giúp Lào nhận một khối lượng lớn quân trang, vũ khí, lương thực của Việt Nam chuyển cho đơn vị Lào ở Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ; phát động thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm trong các cơ quan, đơn vị của Lào. Thực hiện chỉ thị của Bộ Chỉ huy tối cao Lào, các cơ quan đơn vị trong các khu vực đóng quân tổ chức các đội chuyên trách làm công tác xây dựng cơ sở quần chúng, tổ
chức khám chữa bệnh cho nhân dân, dạy văn hóa, tuyên truyền về tình đoàn kết Việt – Lào. Nhờ sự nỗ lực của lực lượng Lào và sự giúp đỡ của Đoàn 100, Ban Cán sự miền Tây, đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện; cơ sở quần chúng được tăng cường và củng cố. Trong số 1.572 bản đã có 1.327 bản xây dựng được các đoàn thể cách mạng và lực lượng dân quân du kích. Cuối năm 1956, Neo Lào Hắc Xạt đã xây dựng tổ chức quần chúng ở 5.422 bản trong tổng số 9.500 bản