1 Quan hệ Việt Xô trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tài liệu lưu tại Viện Hồ Chí Minh,
2.2.1. Phát triển liên minh chiến đấu Lào – Việt, bảo vệ, mở rộng vùng giải phóng
nông thôn, ra sức giúp bạn xây dựng lực lượng về chính trị, quân sự và kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. “Đi đôi với việc tăng cường giúp bạn ở hướng Trung và Hạ Lào, chúng ta cần tiếp tục giúp bạn ở Thượng Lào vì vấn đề củng cố vùng giải phóng Thượng Lào không những có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Lào mà cả đối với miền Bắc nước ta, trong tình hình địch tiến hành chiến tranh phá hoại như hiện nay và nhất là trong tình hình chúng gây ra chiến tranh cục bộ đối với miền Bắc” [60, tr.533]. Với những nhận định, đánh giá đúng tình hình địch – ta trong từng giai đoạn, ĐLĐVN đã có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời đối với tình hình cách mạng hai nước, khẳng định vai trò to lớn của mối quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt – Lào trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
2.2. Chỉ đạo phát triển và hoạt động của liên minh chiến đấu Việt – Lào
2.2.1. Phát triển liên minh chiến đấu Lào – Việt, bảo vệ, mở rộng vùng giải phóng phóng
Đầu năm 1960, khi cơ quan Trung ương Đảng Nhân dân Lào, Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy tối cao Pa thét Lào đang đứng trên đất Việt Nam di chuyển về nước,
Theo yêu cầu của Lào, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam điều Đoàn chuyên gia quân sự 9591
đi cùng các cơ quan bạn; đồng thời, chỉ thị cho Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ tư lệnh Quân khu Tây Bắc củng cố bộ phận công tác C (Lào) để giúp quân khu chỉ đạo lực lượng chuyên gia và quân tình nguyện giúp Lào ở một số khu vực Nam Lào và Bắc Lào. Từ đây, hệ thống chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào được tổ chức lại. Về tổ chức, có các tổ chuyên gia giúp các cơ quan Trung ương và Trung ương Quân ủy Lào cùng các quân khu, tỉnh và đơn vị quân đội Pa thét Lào. Cụ thể là giúp Lào về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và vật chất, tham gia chiến đấu khi cần thiết. Riêng chuyên gia quân sự, theo yêu cầu của Lào, được tổ chức thành hai bộ phận: Bộ phận cơ quan và bộ phận trực tiếp giúp Lào. Bộ phận cơ quan gồm có chuyên gia tham mưu, chính trị, hậu cần và công tác hậu phương trong nước. Trong mỗi ngành tham mưu, chính trị, hậu cần thực hiện hai nhiệm vụ: làm chuyên gia giúp các cơ quan tổng cục của Tổng Quân ủy, Bộ chỉ huy tối cao bạn và giúp đoàn ủy quản lý nội bộ ngành. Bộ phận trực tiếp giúp bạn gồm chuyên gia các khu, tỉnh đội, các tiểu đoàn, bệnh viện và nhà trường. Lào còn đề nghị phía Việt Nam bố trí chuyên gia quân sự giúp đến cấp đại đội và cử một số trực tiếp làm cấp phó ở tiểu đội, phụ trách xạ thủ súng cối, súng máy, trung liên, đại liên.
Ngày 17/12/1960, quân phiến loạn phái cực hữu phản động do cố vấn Mỹ chỉ huy đã chia thành nhiều mũi mở đợt tiến công vào Viêng Chăn. Giữa lúc đó, Tổng Bí thư ĐND Lào – Cayxỏn Phômvihản đã bí mật vào Viêng Chăn. Chính phủ VNDCCH đã đề nghị họp lại Hội nghị Giơnevơ và khôi phục lại hoạt động của Ủy ban quốc tế ở Lào. Cùng thời gian này, Thiếu tướng Chu Huy Mân – Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào đã trao đổi ý kiến với đồng chí Cayxỏn Phômvihản – Tổng Bí thư ĐND Lào dự kiến các phương án rút khỏi Viêng Chăn ra vùng giải phóng của Neo Lào Hắc Xạt. Lực lượng của Koongle không thể đưa về đóng tại căn cứ của Pa thét Lào, mà sử dụng lực lượng này để tiến công mở rộng địa bàn Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng. Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng là địa bàn chiến lược, một vùng cao nguyên rộng lớn, địch sơ hở, dùng lực lượng không
lớn đánh đòn bất ngờ chớp nhoáng có thể giành thắng lợi. Thực hiện phương án này là quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công của lực lượng kháng chiến Lào từ Viêng Chăn tiến lên đánh chiếm Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng, nối liền với tỉnh Sầm Nưa, mở rộng căn cứ địa tạo thế và lực mới cho cách mạng Lào phát triển.
Thực hiện chủ trương đó, Đoàn 959 đã đưa một bộ phận cán bộ giúp Tiểu đàon 1 và 2 của Pa thét Lào phối hợp với quân tình nguyện Quân khu 4 tấn công địch ở Bản Ban, Noọng Hét, phía đông và phía nam Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng. Sau đó, lực lượng trung lập và 1 đại đội cùng bộ phận chuyên gia từ Văng Viêng nghi binh lừa địch, cùng pháo binh của Việt Nam tấn công địch ở Cánh Đồng Chum. Bị bất ngờ, địch phải tháo chạy. Ngày 1/1/1961, liên quân Việt - Lào chiếm được Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng.
Việc giải phóng Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng đã nối liền Cánh Đồng Chum với Sầm Nưa thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng Lào, tạo điều kiện cho Chính phủ hợp pháp của Hoàng thân Xuvana Phuma đặt trụ sở chính thức tại Khăng Khay (Xiêng Khoảng). Chiến thắng đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng Lào, lực lượng Pa thét Lào ngày càng trưởng thành và mở rộng uy tín trong nhân dân. Đến tháng 5/1961, vùng giải phóng của lực lượng yêu nước gần 2/3 diện tích đất đai và 1/3 dân số cả nước. Thắng lợi quân sự và thắng lợi chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
Được sự chi viện và giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng quân đội Pa thét Lào và lực lượng vũ trang trung lập yêu nước có khoảng 1 vạn; quân đội Pa thét Lào đã xây dựng được 4 tiểu đoàn chủ lực tập trung và 40 đại đội bộ đội địa phương, lực lượng trung lập yêu nước đã tăng từ 200 lên gần 900 người. Chính phủ hợp pháp của Thủ tướng Phu ma đã chuyển về trụ sở ở Khang Khay – Xiêng Khoảng, nhận được sự giúp đỡ và viện trợ của VNDCCH, Liên Xô, Trung Quốc và các nước bè bạn.
Ngày 9/1/1961, Tổng Quân ủy QĐND Việt Nam giao nhiệm vụ cho quân tình nguyện Việt Nam:
“1. Tích cực giúp bạn xây dựng, củng cố và tăng cường lực lượng về mọi mặt. 2. Giúp bạn đẩy mạnh cuộc đấu tranh hiệp thương thành lập Chính phủ liên hiệp. 3. Tích cực giúp bạn mở rộng và củng cố mặt trận liên inh với các lực lượng yêu nước, tăng cường đoàn kết các tầng lớp nhân dân xung quanh Neo Lào Hắc Xạt.
4. Đặc biệt chú ý giúp bạn củng cố và phát triển Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và bồi dưỡng đào tạo cán bộ Lào.
5. Tăng cường sự giúp đỡ của ta đối với cách mạng Lào, củng cố quan hệ giữa Chính phủ ta với Chính phủ Vương quốc Lào, vì lợi ích của cách mạng Lào và cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương chống Mỹ xâm lược” [9, tr.125].
Bị thất bại, đế quốc Mỹ lại mưu toan tìm cách hòa hoãn, dùng biện pháp đàm phán nhằm tranh thủ thời gian củng cố và tăng cường lực lượng cho bọn phiến loạn. Những tháng đầu năm 1961, Mỹ đã lôi kéo các nước trong khối SEATO (khối quân sự Đông Nam Á) can thiệp vào Lào nhưng không có nước nào đồng ý, do lúc này Mỹ và các nước trong khối SEATO không thống nhất được với nhau về việc vũ trang can thiệp vào một số nước ở Đông Nam Á. Riêng đế quốc Mỹ ngày càng bị cô lập và khủng hoảng nghiêm trọng. Phong trào chống Mỹ ngày càng lên mạnh ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ latinh. Ở Viễn Đông và Đông Nam Á, chính sách của đế quốc Mỹ cũng bị thất bại ở Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Ai Lao và Nam Việt Nam. Ở Lào, Mỹ ngày càng bị cô lập. Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự cho bọn Phu mi mở nhiều cuộc tấn công nhằm chiếm lại Cánh Đồng Chum (Xiêng Khoảng) nhưng bị thất bại. Mặc dù bị khủng hoảng và có những mâu thuẫn nghiêm trọng nhưng Mỹ vẫn cố ra sức tiến hành chuẩn bị một cuộc chiến tranh mới và tiếp tục gây ra những cuộc khiêu khích quân sự ở nhiều nơi. Trên thế giới lúc này, lực lượng của phe XHCN ngày càng tỏ ra hơn hẳn chủ nghĩa đế quốc; lực lượng hòa bình ngày càng tỏ ra hơn hẳn lực lượng chiến tranh. Đây là những thuận lợi lớn cho phong trào cách mạng ở Việt Nam và Lào.
Tháng 4/1961, Hội nghị Trung ương ĐND Lào lần 6 đã xác định: Lào phải tập trung lực lượng với quân tình nguyện Việt Nam để giữ Cánh Đồng Chum –
Xiêng Khoảng, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động du kích ở Viêng Chăn, đường 13, Luông Pha băng, Trung và Hạ Lào. Theo yêu cầu của Tổng quân ủy Lào, Đoàn 959 được tổ chức thành các bộ phận: Bộ phận chuyên gia Bộ Tổng tham mưu, Bộ phận chuyên gia cơ quan Tổng cục chính trị, Bộ phận chuyên gia cơ quan Tổng cục Hậu cần; các tổ chức chuyên gia ở tỉnh đội, tiểu đoàn; các đơn vị binh chủng chuyên môn kỹ thuật; hệ thống nhà trường, kho tàng, bệnh viện, sân bay. Bộ phận làm chuyên viên cho lực lượng trung lập được tổ chức thành hệ thống riêng. Đoàn 959 cùng các đơn vị bạn đã ngăn chặn và làm thất bại nhiều đợt tiến công của địch ở hướng đông nam Xiêng Khoảng, địch phải rút chạy khỏi Tha Thơm về tuyến Pắc San; ngã ba Sa la phu khun, Pha Họm, Pha Tạng, Văng Viêng (ở đường 13); Mường Sài (Ở hướng Luông Pha băng); Na Pê, Lạc Xao, Căm cớt (phía đường 18); Nhom Ma Rát, Ma Hả Xây, Sê Pôn (Trung Lào). Các cụm phỉ lớn ở Mường Phìn, Pa Thí trong vùng Sầm Nưa cũng bị đánh tan. Ngoài ra, Đoàn 959 còn giúp bạn tổ chức các đội vũ trang tuyên truyền làm công tác vận động quần chúng.
Trong khi tình hình Lào chuyển biến có lợi cho xu thế hòa bình thương lượng, thì bọn đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trong khối quân sự xâm lược SEATO một mặt ra sức tuyên truyền xuyên tạc phong trào cách mạng miền Nam, vu khống miền Bắc hoạt động lật đổ ở miền Nam, mặt khác tích cực chuẩn bị dư luận và tiến hành hàng loạt hoạt động nhằm can thiệp trắng trợn hơn nữa vào miền Nam Việt Nam. Âm mưu của chúng là muốn can thiệp thẳng vào miền Nam Việt Nam. Nhưng trước mắt thì âm mưu của Mỹ là gây áp lực đe dọa phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam, Lào cũng như các nước Đông Nam Á. Vì vậy, Ban Bí thư quyết định mở một đợt đấu tranh chính trị nhằm: Tố cáo mạnh mẽ và sâu sắc trước dư luận thế giới và trong nước về âm mưu can thiệp trắng trợn nói trên của đế quốc Mỹ và khối quân sự xâm lược SEATO. Tranh thủ dư luận thế giới rộng rãi hơn nữa, đả kích âm mưu nguy hiểm của đế quốc Mỹ, lên án những hành động tăng cường quân sự quân sự khủng bố tàn sát ở miền Nam Việt Nam, hỗ trợ về mặt dư luận cho ta nhân Hội nghị 14 nước bàn về vấn đề Lào sắp họp ở Giơnevơ. Mỹ đã đề ra kế hoạch Xta lây taylo giúp Diệm bình định miền Nam trong 18 tháng với những âm
mưu: Tập trung toàn lực lượng, dùng cả quân sự, chính trị, kinh tế tiêu diệt cách mạng miền Nam trong 18 tháng; phong tỏa cô lập cách mạng miền Nam với miền Bắc và thế giới; đánh phá miền Bắc bằng gián điệp, biệt kích, khiêu khích... không để miền Bắc rảnh tay.
Ở Lào, đến giữa năm 1961, Mỹ đã tiếp tục viện trợ cho bọn phái hữu phản động Viêng Chăn 74 triệu USD, cố vấn quân sự Mỹ ở Lào tăng lên 1600, nhân viên quân sự Phi-líp-pin tăng 400 và hàng trăm nhân viên kỹ thuật ngụy Sài Gòn. Chúng đề ra kế hoạch “Xay Xa Nạ” mở các cuộc tiến công vào vùng giải phóng từ Bắc đến Nam Lào.
Ngày 6/7/1961, Quân ủy Trung ương đã nhận định: “Địch có thể có âm mưu đảo chính ở Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng kết hợp với hoạt động phỉ và quân nhảy dù; phối hợp với bọn phản động trong nội bộ quân đội Vương quốc để chiếm Văng Viêng, tấn công quân sự chớp nhoáng vào đường 9 và 12.
Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương dự định: Tích cực bảo vệ vùng giải phóng, kiên quyết giữ vững Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng bất kể trường hợp nào, chuẩn bị sẵn sàng để đập tan kế hoạch tấn công đường 9 và 12 nếu địch thực hiện; tiếp tục kế hoạch tiễu phỉ một cách tích cực; đối phó với âm mưu đảo chính, chủ trương của ta là tích cực, chủ dộng, ngăn chặn không để xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì kiên quyết và nhanh chóng dập tắt” [19, tr.66].
Ngày 9/7/1961, Trung ương ĐND Lào và trung ương ĐLĐVN đã hội đàm để thống nhất một số nguyên tắc trong quan hệ giữa hai Đảng trong điều kiện Việt Nam còn có quan hệ với Chính phủ Vương quốc Lào và bàn về phương hướng của cách mạng Lào. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: nhất trí nhưng không miễn cưỡng, phải bàn bạc phân minh, nêu cho hết ý kiến nhưng quyết định là Đảng Lào, vì cách mạng Lào do người Lào tự làm lấy… giúp nhiều mấy cũng chỉ được 1/10 còn tự lực là 9/10.
Để đối phó với các hành động lấn chiếm của địch, ngày 18/11/1961, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã chỉ đạo Quân khu 4 và Quân khu Tây Bắc tăng cường phối hợp chiến đấu với Pa thét Lào đẩy mạnh các hoạt động chiến đấu, ngăn
chặn địch, bảo vệ hành lang vận chuyển ở khu vực đường 9 và 12. Được sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam, các lực lượng vũ trang Pa thét Lào đã cùng phối hợp chiến đấu gây cho địch nhiều thiệt hại ở nhiều khu vực: Bắc Lào, Cánh Đồng Chum, Trung và Hạ Lào, buộc Mỹ và các lực lượng thân Mỹ phải từ bỏ kế hoạch Xay xa nạ (kế hoạch lấn chiếm vùng giải phóng).
Triển khai chủ trương đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Lào để hỗ trợ cho Pa thét Lào trong đấu tranh chính trị, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam đã nhận định về tình hình ở Lào hiện nay, thì Luông Nậm Thà đang là mục tiêu quan trọng, bị ta bao vây, lấn dần. Hoạt động quân sự của ta hiện nay ở Lào tập trung vào vấn đề tiêu diệt hay bao vây địch ở Luông Nậm Thà. Từ đó đề ra phương hướng hoạt động quân sự ở Lào sắp tới là phải “tiếp tục duy trì thế bao vây uy hiếp Luông Nậm Thà làm cho địch khó khăn, tổ thất, không có khả năng đánh ta chỗ khác, sa lầy khó khăn thêm ở đây và giữ cũng khó, bỏ cũng khó. Đồng thời ta tranh thủ thêm thời gian (khoảng 2 tháng) để củng cố bộ đội. Trên cơ sở đó đẩy lùi chiến tranh trở lại ở Lào, mặt khác, ta chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng đánh tiêu diệt Luông Nậm Thà khi cần thiết” [19, tr.156].
Nhận thấy Luông Nậm Thà là địa bàn chiến lược quan trọng Mỹ đã tập trung ở đây một lực lượng lớn gồm 8 tiểu đoàn GM11, GM15, GM18 và 3 tiểu đoàn chiếm đóng (BV13, BV15, BV18) với tổng quân số lên đến 5600 quân, 6 khẩu pháo 105 ly, 7 khẩu sơn pháo 75 ly đặt dưới sự chỉ huy của Quân khu Bắc.
Ngay sau đó, ngày 20/2/1962, Thường trực Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 28/QUTW về công tác quân sự ở Lào. Quân ủy Trung ương chỉ thị cho quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam ở Lào tiếp tục tranh thủ giúp Lào củng cố căn cứ địa cách mạng, tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ vùng giải phóng; đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở vùng sau lưng địch, củng cố liên minh với lực lượng Koongle làm cơ sở cho đấu tranh chính trị. Mặt khác, trong quá trình đàm phán tại Hội nghị quốc tế về Lào, Mỹ và bọn tay sai luôn tìm cách gây cản trở và phá hoại, làm cho cuộc đàm phán ở Na Mon và Giơnevơ đều phải tạm ngừng. Dự kiến khả