di chuyển vào Lam Sơn tỉnh Thanh Hoá, chuẩn bị về nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến cách mạng. Để nhân dân trong cả nước thấy rõ đường lối chính trị của Neo Lào Hắc Xạt trong cuộc tổng tuyển cử và để tập hợp lực lượng quần chúng, ngày 1 tháng 4 năm 1960, Trung ương Neo Lào Hắc Xạt đã đề ra chương trình chính trị gồm 10 điểm thể hiện các mặt đối nội, đối ngoại với các nội dung chính: Đình chỉ ngay tức khắc các cuộc xung đột vũ trang, các cuộc hành quân càn quét, khủng bố nhân dân; thi hành chính sách đối ngoại hoà bình, trung lập thực sự chống cự can thiệp của đế quốc Mỹ, đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị theo nguyên tắc chung sống hoà bình; Bảo đảm quyền tự do hoạt động của Neo Lào Hắc Xạt và các đảng phái chính trị khác…. Tháng 12/1960, Mỹ giúp các thế lực phản động làm cuộc phản đảo chính, thiết lập lại chính quyền thân Mỹ, ra sức đàn áp lực lượng cách mạng và trung lập ở Lào. Liên minh các lực lượng tiến bộ và trung lập Lào, với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam giải phóng Cánh đồng Chum, một vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng, đưa cách mạng lào chuyển sang giai đoạn mới. Mỹ ráo riết chuẩn bị can thiệp mạnh vào Lào, công bố triển khai đưa 3.000 quân Mỹ vào Thái Lan giáp biên giới với Lào. Việt Nam kiên quyết ủng hộ Mặt trận Lào yêu nước và các lực lượng trung lập Lào đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh trên bàn đàm phán nhằm làm thất bại chính sách can thiệp của Mỹ, tạo thuận lợi cho cách mạng Lào phát triển.
Sau khi đặt chân vào Lào, Mỹ ra sức tập hợp lực lượng dựng lên một chính quyền thân Mỹ, dùng viện trợ quân sự, chuyển vũ khí và đưa nhân viên cơ quan PEO (Phòng đánh giá chương trình viện trợ) – tổ chức quân sự trá hình vào Lào, tiến hành cải tổ, biến quân đội Vương quốc như sau: Lập bộ tư lệnh các lực lượng cơ động đóng tại Luông Pha băng chỉ huy 8 binh đoàn cơ động (GM). Lập bộ tư lệnh các lực lượng chiếm đóng đặt tại Sa Vẳn Na Khệt chỉ huy các lực lượng chiếm đóng, cảnh sát, dân vệ và công chức vũ trang với lực lượng gồm 12 - 20 tiểu đoàn tình nguyện (BV), 40-122 đại đội dân vệ xung kích (AC) và 3.000-4.000 cảnh sát từ Bộ Nội vụ chuyển thuộc Bộ Quốc phòng. Lập sở phối hợp an ninh phụ trách tình báo, chia chiến trường Lào thành 5 quân khu. Hệ thống cố vấn Mỹ chi phối mọi
hoạt động của chính quyền Lào thân Mỹ được thiết lập và tăng cường; ở một số nơi, nhân viên của tổ chức quân sự trá hình PEO được bố trí xuống đến cấp tiểu đoàn. Đây chính là công cụ trực tiếp tiến hành chiến tranh. Bên cạnh đó, Mỹ đồng thời triển khai xây dựng "lực lượng đặc biệt" để sử dụng chống phá cách mạng. Đội quân "lực lượng đặc biệt" không nằm trong hệ thống quân chính quy Lào mà do CIA trực tiếp huấn luyện, chỉ huy và nuôi dưỡng. Nguồn gốc của "lực lượng đặc biệt" là những nhóm phỉ người H'Mông do Pháp nhen nhóm tập hợp trước đây. Mỹ xúc tiến xây dựng "lực lượng đặc biệt" từ bộ tộc ít người sống ở vùng núi cao của Lào, biến đội quân này thành một lực lượng xung kích tiến công lấn chiếm vùng giải phóng hoặc thọc sâu vào hậu phương của cách mạng Lào để hoạt động phá hoại, dồn dân vào các trại tập trung. Mặt khác, qua xây dựng "lực lượng đặc biệt" ở Lào làm kinh nghiệm để Mỹ xây dựng những đội quân tương tự ở các nước có nhiều dân tộc ít người, nhằm khai thác triệt để tình trạng lạc hậu và kỳ thị dân tộc phục vụ cho ý đồ can thiệp vào các nước này. Mặt khác, Mỹ lôi kéo quân đội các nước đồng minh của Mỹ (Thái Lan, Phi-líp-pin, Sài Gòn) tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Lào.
Chính phủ Vương quốc Lào bị chia rẽ, mâu thuẫn gay gắt do Mỹ tăng cường các hoạt động can thiệp. Sau các cuộc đảo chính lật đổ lẫn nhau, ngày 24/4/1960, phe cực hữu tổ chức cuộc tổng tuyển cử phi pháp gian lận, dựng lên Chính phủ thân Mỹ, do Chậuxổm Xanít làm Thủ tướng, Phumi Nôxavẳn làm Bộ trưởng Quốc phòng. Chậuxổm Xanít công khai tuyên bố "chuyển chính quyền toàn quốc thành chính quyền quân sự", "lập lại an ninh bằng sự đầu hàng không điều kiện của Neo Lào Hắc Xạt". Phu mi cử chỉ huy quân sự làm tỉnh trưởng các nơi, điều động binh lính thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước và cách mạng. Chế độ độc tài quân nhân được dựng lên theo kiểu ở miền Nam Việt Nam chứng tỏ đế quốc Mỹ đã can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Lào.
Ở miền Nam Việt Nam, phong trào Đồng khởi phát triển đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công mạnh mẽ, đẩy chiến lược "chiến tranh một phía" của đế quốc Mỹ đến bờ vực phá sản. Quân dân miền
Nam Việt Nam tiến công dồn dập và mãnh liệt vào khâu yếu nhất của địch là chính quyền cơ sở ở nông thôn. Một số cuộc nổi dậy nổ ra ở vùng rừng núi miền Trung Trung Bộ. Đặc biệt, làn sóng nổi dậy đồng loạt nhanh chóng lan rộng và dâng cao ở các tỉnh Nam Bộ. Nhân dân vùng lên diệt ác ôn, đánh đồn bốt, cướp súng địch, làm tan rã từng mảng chính quyền, làm chủ được nhiều khu vực ở rừng núi và nông thôn nằm sâu phía sau lưng địch. Phong trào đấu tranh chính trị bền bỉ từ những năm trước được đấu tranh phối hợp càng trở nên mạnh mẽ: năm 1960, có hơn 10 triệu lượt người và năm 1961 đã lên tới 33 triệu lượt người tham gia các cuộc đấu tranh. Trong cao trào cách mạng, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, đánh dấu một thời kỳ mới - thời kỳ cách mạng miền Nam chuyển hẳn sang thế tiến công mạnh mẽ, rộng khắp và liên tục. Sau khi ra đời, đề ra 4 chủ trương cứu nước khẩn cấp (tháng 7/1962), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập, đặt quan hệ hữu hảo với tất cả các nước. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng cùng với Campuchia, Lào hình thành một khu vực trung lập, cả ba nước đều có chủ quyền đầy đủ. Tuyên bố 14 điểm của Mặt trận (8/1962) khẳng định không tham gia bất cứ khối hay hiệp ước quân sự nào, không liên minh quân sự với bất cứ nước nào, chấp hành nguyên tắc chung sống hòa bình với tất cả các nước, không phân biệt hệ tư tưởng và chế độ chính trị, nhận viện trợ của tất cả các nước miễn là không có điều kiện chính trị ràng buộc, sẵn sàng cùng Campuchia và Lào hình thành một khu vực hòa bình và trung lập ở Đông Nam Á, mỗi nước đều có chủ quyền đầy đủ…
Tuy nhiên, ỷ vào sức mạnh quân sự, đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vũ trang, lấy miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm“chiến tranh đặc biệt”, một bộ phận quan trọng của chiến lược “phản ứng linh hoạt”- chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ trong những năm 60 (thế kỷ XX). Đầu những năm 1960, để đối phó với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, Mỹ đưa thêm lực lượng đặc biệt vào Việt Nam, tăng cường viện trợ quân sự. Từ năm 1961, Mỹ đã lập Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự (MACV); ngày 15/5/1962, Mỹ đưa quân vào Thái Lan . Số quân củ a Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã tăng dần từ 3.000 tên vào tháng 12/1960 đến 23.000 vào tháng
12/19641. Dùng lực lượng chính quyền Sài Gòn với cố vấn và vũ khí hiện đại, Mỹ càn quét, bình định, dồn dân hòng tiêu diệt Quân giải phóng miền Nam. Tuy nhiên, trên chiến trường miền Nam, đấu tranh vũ trang ngày càng phát triển nhanh chóng, vùng giải phóng ngày càng mở rộng, đẩy Mỹ và chính quyền Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
Tình hình nêu trên đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với từng nước trên bán đảo Đông Dương, cũng như toàn cõi Đông Dương, đặc biệt là yêu cầu liên minh đoàn kết chiến đấu giữa Việt Nam và Lào ngày càng trở nên cấp thiết.
2.1.2. Chủ trương của Đảng đối với liên minh chiến đấu Việt – Lào
Đầu năm 1961, đại diện lãnh đạo ĐLĐVN và ĐND Lào tiến hành hội đàm, thống nhất trong quan hệ giữa hai Đảng theo 5 nguyên tắc chung. Hai Đảng thống nhất mở rộng quan hệ quốc tế, giúp đỡ nhau vì lợi ích chung của phong trào cách mạng thế giới và lợi ích của hai Đảng, hai quốc gia. Trong tình hình mới, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam xác định nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào trong 5 năm (1961-1965) là: “Giúp đỡ các lực lượng vũ trang cách mạng Lào về chuyên gia quân sự, đào tạo cán bộ; củng cố, xây dựng vùng giải phóng và phát triển lực lượng vũ trang của bạn. Khi bạn có yêu cầu, tổ chức bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp chiến đấu với bộ đội bạn” [9, tr.122].
Trong thư của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn gửi Trung ương Cục miền Nam ngày 18/7/1962 về cách mạng miền Nam trong đó bàn về cách mạng Lào. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn chỉ rõ để hiểu rõ tình hình miền Nam cũng cần nhận rõ tình hình vừa qua và hiện nay của cách mạng Lào... Về đường lối và phương hướng cách mạng ở Lào, Đảng đã căn cứ vào nhiệm vụ và yêu cầu của cách mạng nước Lào và nhiệm vụ chung của phe XHCN, căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta với địch, đã đề ra phương châm là “không làm cho cuộc chiến tranh nội bộ ở Lào trở thành cuộc chiến tranh lớn giữa hai phe, đồng thời cũng không lùi bước trước sự tiến công của đế quốc Mỹ” [57, tr.707]. Đối với miền Nam, đế quốc Mỹ quyết tâm giành giật, cho