Thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục thời kỳ 1945 1954 (Trang 92 - 96)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, giáo dục Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu cơ bản, đó là:

- Đã thực hiện một cách đúng đắn đường lối giáo dục của Đảng và

Chủ tịch Hồ Chí Minh với mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài, thực hiện quyền được học tập của mọi người dân, vận hành theo nguyên tắc dân tộc hoá, khoa học hoá, đại chúng hoá, và tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ. Những quan điểm, phương châm, nguyên tắc, tôn chỉ giáo dục đó của Đảng và Bác Hồ không chỉ đã xây dựng nên nền giáo dục Việt Nam mới, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, kiến quốc thời kỳ 1945-1954 mà còn có giá trị lâu dài đối với nền giáo dục Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng ở các giai đọan sau.

- Đã xây dựng được phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa với sự

hưởng ứng sôi nổi của quảng đại nhân dân, làm cho số người biết chữ tăng lên đáng kể. Chỉ hơn một năm sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Hà Tĩnh đã có trên 15 vạn người được thanh toán nạn mù chữ. Tháng 2-1949, Bộ quốc gia giáo dục đã công nhận Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước đã thanh toán nạn mù chữ trên phạm vi toàn tỉnh, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì. Phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa phát triển vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, vừa năng cao dân trí phục vụ thiết thực cuộc kháng chiến kiến quốc đi tới thắng lợi.

- Đã cải tổ và xây dựng được ngành học phổ thông và đội ngũ giáo viên, học sinh đông đảo, chất lượng ngày càng cao. Năm 1946, chỉ mới mấy tháng sau khi cách mạng thành công, Hà Tĩnh đã mở được 181 trường tiểu học cơ bản, hai trường trung học ở Thị xã và Đức Thọ, đến năm 1954, số lượng đã tăng lên 225 trường tiểu học và từ ba trường trung học đầu tiên, đến thời điểm này, ở huyện nào cũng đã có ít nhất là một trường cấp II. Ngoài một số thành công như đã hình thành được ngành học phổ thông mới trong năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám 1945, cuộc CCGD và phong trào “Rèn cán chỉnh cơ” được phát động và thực hiện từ năm 1950 cơ bản đã đưa ngành học này sang giai đoạn mới, cả về quan điểm, chương trình, nội dung giáo dục và xây dựng đội ngũ giáo viên. Về giáo dục trung học, “hầu hết các trường đã thí nghiệm phương pháp giáo dục dân chủ mới, cải tiến phương pháp sư phạm, bài trừ lối dạy nhồi sọ, lối học vẹt”. Trong đó, trường tư thục Liên Việt được xem là “tiêu biểu cho lực lượng trẻ xây dựng nền giáo dục mới… phục vụ yêu cầu đào tạo con người mới của Đảng”.

- Đã hình thành được ngành học mầm non cơ bản. Nhiều nơi đã mở các

lớp ấu trĩ, vỡ lòng. Phần lớn giáo viên là những người dạy bình dân học vụ kiêm nghiệm, với tinh thần “côngtâm”, đa số là thanh niên hăng hái nhiệt tình trong không khí những ngày đầu cách mạng tuy thiếu hiểu biết về khoa sư phạm nhưng vẫn duy trì được các lớp học.

- Đã chú trọng việc dân chủ hóa nhà trường, xây dựng các quy chế quản

lý, xây dựng đoàn thể chính trị và giáo dục tư tưởng trong nhà trường, chú ý

đưa giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Việc kết hợp giáo dục ở nhà trường với thực tế cuộc kháng chiến, kiến quốc, thực hiện các công tác xã hội được giáo viên, học sinh thực hiện ngày càng sâu rộng. Phần đông học sinh, sinh viên có tinh thần khắc phục thiếu thốn, tích cực tăng gia sản xuất tự túc, chăm chỉ học tập, chú ý rèn luyện đạo đức, tư tưởng. Điển hình là các phong

trào thi đua sôi nổi ở các trường cấp II, cấp III lúc này như: chỉnh đốn nền nếp học tập, cần công kiệm học, luyện tập quân sự, tham gia hoạt động xã hội, noi gương những học sinh gương mẫu trong tỉnh. Nhiều học sinh xa nhà đã chịu khó vừa học vừa tham gia sản xuất để có điều kiện tiếp tục học tập.

Trong phong trào thi đua đó, nhiều học sinh đã nêu gương học tập và công tác tốt như Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Tiệm ở trường Phan Đình Phùng; Dương Xuân Thâu, Bùi Quang Hoan ở trường Đại Thành, Đinh Khắc Phi, Hà Học Hợi ở trường Hương Sơn, Trần Y Nhuận, Bùi Trí Thịnh ở trường Thạch Hà; Đồng Ký ở trường Can Lộc,...

- Cách mạng tháng Tám thành công (1945), Hà Tĩnh thực hiện lời kêu

gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đẩy phong trào giáo dục tiến lên một bước... Cùng với phong trào tăng gia sản xuất chống đói, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã phát động, lãnh đạo và tổ chức phong trào chống nạn mù chữ xây dựng đời sống mới. Phong trào thi đua diệt giặc dốt với nhiều hình thức phong phú đã lôi cuốn mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai đến các lớp học trong các đình chùa, làng xóm. Các khẩu hiệu “đi học là yêu nước”, “thi đua thanh toán nạn mù chữ”, “tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt”, tinh thần “mỗi gia đình là một lớp học”... được thực hiện ở khắp nơi. Chỉ hơn một năm sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, sự nghiệp giáo dục của Hà Tĩnh đã có bước phát triển mạnh. Đến tháng 10- 1946, Hà Tĩnh đã có trên 15 vạn người được thanh toán nạn mù chữ. Đó là những thành tựu bước đầu song hết sức quan trọng, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền, góp phần chuẩn bị khẩn trương cho công cuộc kháng chiến cuả Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh giành được thắng lợi. Sự nghiệp GD- ĐT Hà Tĩnh đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đưa một tỉnh ở vùng đất nghèo nàn, thất học đến hơn 95% dân số trước Cách mạng tháng Tám trở thành một tỉnh có nền

giáo dục quốc dân hoàn chỉnh với đủ các ngành, các cấp từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên; đã đào tạo được hàng chục vạn học sinh có giác ngộ chính trị, có văn hóa, có sức khoe, cung cấp cho lực lượng an ninh, quốc phòng, cho các ngành kinh tế- xã hội của tỉnh và của đất nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, còn tồn tại những hạn chế như:

- Việc chuyển đổi từ nền giáo dục cũ sang nền giáo dục mới nhiều nơi,

nhiều lúc còn chậm và lúng túng. Ở giai đoạn 1945 - 1946, hạn chế đó đã gây

trở ngại cho việc thu dung, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, học sinh. Khi kháng chiến nổ ra, việc sơ tán, chuyển đổi môi trường giảng dạy, học tập lúc đầu còn có tư tưởng tạm bợ, một số giáo viên, học sinh không khắc phục được khó khăn. Trong số đó, có một số giáo viên sức chịu đựng gian khổ chưa cao nên đã rời bỏ ngành. Trong cuộc CCGD năm 1950, việc sắp xếp từ hệ thống phổ thông cũ 12 năm thành hệ thống mới 9 năm còn thiếu đồng bộ trong kế hoạch; chương trình, tổ chức học tập, chưa phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Sách giáo khoa in ấn chậm, phát hành chưa cấn đối, còn thiếu thốn nhiều. Đến những năm 1953-1954, sách giáo khoa vẫn chỉ là các tập san Giáo dục mới của Khu giáo dục với các bài soạn mẫu một số môn học.

- Giáo dục bình dân học vụ, bổ túc văn hóa phát triển chưa đồng đều, phong trào thiếu liên tục, sâu rộng, phong trào nặng về hình thức, ít tính đến

chất lượng. Có nơi mở lớp bình dân học vụ tràn lan, không có sự theo dõi,

kiểm tra, nên việc dạy và học chỉ có tính chất phong trào, hình thức. Vì vậy, phong trào có những thời điểm dễ bị lắng xuống khiến số lượng học viên bị giảm sút đáng kể. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học của các trường phổ thông lao động chưa phù hợp, chưa gắn với thực tế kháng chiến và kiến quốc. Việc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân còn

hạn chế, việc hướng nghiệp cho học sinh các trường, lớp bổ túc văn hóa thiếu kế hoạch,…

- Việc giáo dục chính trị nhiều nơi chưa kịp thời, đầy đủ, hiệu quả chưa

cao; công tác trí thức vận còn yếu kém. Nhìn chung, việc giáo dục chính trị

thường tập trung đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, còn cấp cơ sở, các trường và trong học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức, chưa sát thực tế. Phong trào "Rèn cán chỉnh cơ" năm 1950, trong kiểm thảo phê bình, tự phê bình, có nơi thái quá, có nơi lại coi nhẹ. Về công tác trí thức vận, trong Nghị quyết 264 ngày 13- 2- 1952 về công tác vận động trí thức, Tỉnh uỷ đã nghiêm túc kiểm điểm sự lãnh đạo đối với trí thức Hà Tĩnh, nói chung là "còn hẹp hòi, thành kiến, lãnh đạo còn quan liêu mệnh lệnh, chưa nắm vững nhu cầu của họ".

- Cán bộ phụ trách, quản lý giáo dục còn thiếu và yếu, việc sử dụng

cán bộ, bố trí giáo viên chưa hợp lý, phí phạm, lương, phụ cấp còn thấp. Tổ

chức đoàn thể của giáo viên, học sinh trong các trường chưa làm tốt chức năng của mình. Sự phối hợp giữa địa phương với nhà trường có nơi lỏng lẻo, có nơi, có lúc lại quá mức cần thiết. Chất lượng giáo dục trường tư thục còn thấp. Công tác thanh tra giáo dục chưa toàn diện, thiếu kịp thời…. Số học sinh có tăng lên, song nữ sinh còn thấp so với nam sinh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục thời kỳ 1945 1954 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)