Sau chiến thắng Việt Bắc năm 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã lớn mạnh về mọi mặt. Chiến thắng Biên giới năm 1950 mở ra một cục diện mới về chính trị, tích cực đưa cuộc kháng chiến tiến lên mạnh mẽ trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục... Trên đà tiến chung đó, ngành giáo dục cần được chuyển hướng mạnh mẽ để phù hợp với yêu cầu của cách mạng và kháng chiến. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn xây dựng một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc cần phải sửa đổi chương trình giáo dục cho hợp với yêu cầu kháng chiến và kiến quốc, phải biên soạn sách, sửa đổi cách dạy học, đào tạo cán bộ. Quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh, Hội nghị đã đặt vấn đề phải tiến hành cuộc cải cách giáo dục (CCGD) ở Việt Nam vào năm 1950.
Tháng 2-1950, tại Việt Bắc, Bộ Quốc gia Giáo dục đã triệu tập Hội nghị trù bị về CCGD. Lý do tiến hành cuộc CCGD là vì sau cách mạng tháng Tám thành công, chế độ dân chủ nhân dân được thiết lập, song sau 5 năm, ngành giáo dục vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể trong chương trình cũng như trong cách tổ chức, còn mang nặng tàn tích của hệ thống giáo dục cũ. Trừ bình dân học vụ, "các hoạt động đều chậm chuyển biến, chưa đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi của nhân dân ngày càng nhiều và càng cao", chưa phù hợp với những chuyển biến lớn của đất nước, chưa tương xứng với sự tiến bộ của nhân dân và học sinh. Thực tế ấy đòi hỏi phải có một cuộc cải cách giáo dục, không phải chỉ là sửa đổi chắp vá để thích nghi hoàn cảnh mà phải thay đổi căn bản toàn bộ hệ thống giáo dục, tạo lập một hệ thống giáo dục duy nhất và liên tục. Mặt khác, từ tháng 1-1950, nước Việt Nam DCCH được các nước XHCN công nhận và tạo điều kiện giúp đỡ. Vấn đề là phải phát huy nội lực của đất nước để tận dụng được sự viện trợ của nước ngoài đưa cuộc kháng
chiến nhanh đến thắng lợi và phải lo đến việc kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Để đáp ứng yêu cầu đó và theo chủ trương của Đảng, Hội nghị đã quyết định tiến hành cuộc CCGD và mở cuộc vận động "Rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn cơ sở", gọi tắt là “Rèn cán chỉnh cơ” sâu rộng trong ngành giáo dục để xóa bỏ triệt để những quan điểm, chương trình, nội dung giáo dục lạc hậu của nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục mới cả về quan điểm, chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên. Đây là cuộc cải cách đầu tiên của nền giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam mới.
Cuộc cải cách lần này giải quyết nhiều vấn đề khó khăn về lý luận giáo dục như:
- Về tính giáo dục là của dân, do dân, vì dân được xây dựng trên nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
- Về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân lao động tương lai trung thành với chế độ dân chủ nhân dân.
- Phương châm giáo dục: Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Hội nghị đã đề ra phương hướng và nguyên tắc cải cách giáo dục là: Dân chủ hoá nền giáo dục; Đào tạo con người mới, gột rửa những tàn tích cũ; Chương trình học phải thiết thực theo nhu cầu của xã hội hiện tại. Sau hội nghị này, Bộ đã thành lập Tiểu ban chương trìnhđể dự thảo chương trình mới cho các cấp học, cho từng năm và từng môn và Tiểu ban kế hoạch tổ chức nghiên cứu, thảo dự án tổ chức lại hệ thống giáo dục cũ và sắp đặt lại các cấp học theo tinh thần của hệ thống mới. Tháng 7/1950, Đề án CCGD được Hội dồng Chính phủ thông qua. Đề án CCGD chỉ rõ: nền giáo dục là một bộ phận của chế độ chính trị, nêu cao vấn đề giáo dục chỉ có thể giải quyết trong khuôn khổ chung của cuộc cách mạng. Bởi vậy, phương châm của nền giáo dục là phục tùng chính trị. Nó dựa theo tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng. Vì vậy, nhân dân Việt Nam sau khi giành được chính quyền làm chủ
về chính trị nhất thiết phải phải xây dựng một nền giáo dục dân chủ nhân dân, phù hợp với lợi ích cơ bản của mình. Trước hết cần phải xoá bỏ triệt để nền giáo dục cũ cùng với những tàn dư của nó về nội dung, phương pháp giáo dục và xây dựng một cơ sở tư tưởng mới, nhận thức mới về nền giáo dục dân chủ nhân dân với những thiết chế giáo dục và hệ thống giáo dục tương ứng.
Tính chất của nền giáo dục mới của ta là một nền giáo dục của dân, do
dân, vì dân, được xây dựng trên ba nguyên tắc: dân tộc - khoa học - đại chúng, phục vụ lợi ích của nhân dân Việt Nam, đấu tranh chống đế quốc và phong kiến giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho người cày.
Về mục tiêu của nhà trường phổ thông, đề án chỉ rõ phải giáo dục bồi
dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người “công dân lao động tương lai”, trung thành với chế độ nhân dân; có đủ năng lực và phẩm chất phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến kiến quốc. Phương châm giáo dục là: học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.
Về nội dung giáo dục, đề án nhấn mạnh yêu cầu bồi dưỡng tinh thần
dân tộc, lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần yêu lao động, tinh thần tập thể, phương pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học. Về cơ cấu nhà trường: Cần phải được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến nên phải rút bớt số năm học của phổ thông và đặt mối quan hệ giữa các ngành học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (phổ thông; bổ túc văn hoá; chuyên nghiệp).
Về tổ chức nhà trường, cần được dân chủ hóa thêm một bước. Vai trò
của các đoàn thể giáo viên và học sinh được đề cao nhằm phát huy khả năng tích cực của giáo viên và học sinh trong việc xây dựng nhà trường về mọi mặt. Hệ thống nhà trường trung, tiểu học cũ 12 năm được thay thế bằng hệ thống nhà trường phổ thông duy nhất 9 năm, chia làm 3 cấp và vẫn đảm bảo tính liên tục. Ngày 31-7-1950, Bộ giáo dục đã ra thông tư số 56/TT về “tổ
chức trường phổ thông 9 năm”, thông tư chỉ rõ cơ cấu trường phổ thông 9 năm gồm 3 cấp học: Cấp I: 4 năm (lớp 1, 2, 3, 4) thay thế cho cấp tiểu học cũ (không kể 1 năm học lớp Ấu trĩ hay vỡ lòng). Cấp II: 3 năm (lớp 5, 6 và 7) thay thế cho bậc học trung học phổ thông cũ (4 năm). Cấp III: 2 năm (lớp 8 và lớp 9) thay thế cho bậc trung học chuyên khoa cũ (3 năm). Cùng với hệ thông nhà trường phổ thông 9 năm, hệ thống giáo dục bình dân (bổ túc văn hóa) và hệ thống giáo dục chuyên nghiệp cũng được quy định các cấp học, thời gian học nhằm đảm bảo cho người học ở bất kỳ hệ thống giáo dục nào cũng đạt một trình độ học vấn tương đương và bằng con đường nào cũng có thể học lên được bậc cao hơn. Hệ thống giáo dục bình dân gồm có: Sơ cấp bình dân: thời gian 4 tháng, dạy cho người chưa biết chữ; Dự bị bình dân: thời gian 4 tháng dạy đến trình độ ngang lớp nhì cũ, lớp 3 phổ thông; Bổ túc bình dân: thời gian 8 tháng dạy đến lớp 5 phổ thông; Trung cấp bình dân (trung học bình dân) thời gian 18 tháng dạy đến lớp 8 phổ thông hoặc cao hơn một ít. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp có: Chuyên nghiệp sơ cấp: lấy học sinh phổ thông đã học xong cấp I hoặc bổ túc bình dân vào học nghề; Chuyên nghiệp trung cấp: Lấy học sinh phổ thông đã học xong lớp 7 phổ thông hoặc trung cấp bình dân vào học, thời gian học của hệ thống này tuỳ thuộc tính chất ngành nghề có thể quy định từ 1-2 năm cho sơ cấp , từ 2-4 năm cho trung cấp. Đề ánđã quy định thêm bậc dự bị đại học 2 năm nhằm bổ túc cho học sinh đã tốt nghiệp phổ thông 9 năm để tiếp tục học lên đại học. Mục đích của 2 năm dự bị đại học này là huấn luyện cho học sinh nắm vững phương pháp lý luận, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tức là phương pháp chung của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Cuộc vận động phát triển giáo dục cho các dân tộc thiểu số, cho nhân dân miền núicũng được quan tâm.
Về nội dung giảng dạy, để có điều kiện tập trung vào dạy và học các
gác lại một số môn chưa thật cần thiết hoặc chưa có điều kiện giảng dạy tốt như ngoại ngữ, nhạc, vẽ, nữ công… đồng thời cũng đưa vào những môn học và hoạt động mới như: thời sự, chính sách giáo dục, công dân, tăng gia sản xuất ở tất cả các lớp. Và cũng lược bỏ bớt những phần kiến thức chưa thật cần thiết như: lịch sử cổ đại, văn học cổ, địa lý thế giới, để có thời gian dạy văn học cách mạng, lịch sử cách mạng, địa lý Việt Nam. Các kỳ thi cuối cấp bị xoá bỏ, cuối năm lớp 9 học sinh chỉ phải qua một kỳ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng nhằm mục đích kiểm tra tổng quát những kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Về cải tổ bộ máy quản lý của nhà trường, đề án nhấn mạnh nguyên
tắc tập trung dân chủ. Bên cạnh hội đồng chuyên môn và hội đồng kỷ luật đã có từ trước (đối với các trường lớn), thành lập thêm hội đồng quản trị, thành phần gồm có đại biểu giáo viên, đại biểu phụ huynh đều do hiệu trưởng làm chủ tịch. Các thành viên hội đồng đều có quyền thảo luận, biểu quyết ngang nhau. Đây là một biện pháp nhằm dân chủ hoá việc quản lý về tư tưởng và chuyên môn của các trường học. Mặt khác thong qua các ý kiến của đại biểu phụ huynh và học sinh, những nghị quyết và chỉ thị về giáo dục của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương dễ dàng biến thành chương trình hành động và kế hoạch công tác của nhà trường, tạo ra những cơ sở thực tế để phối hợp công tác giáo dục và tuyên truyền ở địa phương, đảm bảo ngày càng vững chắc sự lãnh đạo của Đảng đối với trường học. Biên chế năm học theo hệ thống giáo dục mới quy định năm học mới bắt đầu từ tháng 1 dương lịch đến tháng 12 năm đó. Thời gian học chia làm 2 kỳ, mỗi kỳ 4 tháng xen giữa 2 đợt nghỉ để học sinh có thời gian tham gia sản xuất vào lúc mùa màng bận nhất, hoặc vào lúc thời tiết khắc nghiệt nhất để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh.
Về việc biên soạn sách giáo khoa, Bộ Giáo dục đã tập hợp một số giáo viên của tất cả các cấp học, tổ chức một trung tâm viết sách giáo khoa. Năm 1951, Bộ giáo dục thành lập trại tu thư để viết sách giáo khoa theo chương trình phổ thông mới 9 năm, coi cả 9 năm là một chỉnh thể, thay ở tất cả các lớp cùng một lúc với một sự hướng dẫn chuyển tiếp từ chương trình cũ sang chương trình mới.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về CCGD là không chỉ có thay đổi hệ thống nhà trường, chương trình học và sách giáo khoa mà còn phải nêu cao tinh thần, năng lực và trình độ của giáo viên. Đội ngũ giáo viên vốn do trường học thời Pháp thuộc đào tạo ra, nói chung có chất lượng chuyên môn tốt, nhưng một bộ phận vẫn có quan điểm lập trường, nhất là quan điểm giáo dục còn mơ hồ, có tư tưởng giáo dục trung lập và văn hoá thuần tuý. Cho nên, công việc cần thiết là bồi dưỡng cho họ về lập trường chính trị, để họ có quan điểm mới về giáo dục theo chủ trương của Đảng. Bên cạnh việc bồi dưỡng giáo viên cũ về mặt tư tưởng, Đảng, Nhà nước còn chú ý đào tạo một lớp giáo viên mới từ những thanh niên lớn lên trong kháng chiến. Nhiều trường và lớp sư phạm được mở ra ở Trung ương và các khu, các tỉnh vùng tự do.
Cuộc CCGD năm 1950 được triển khai ở các vùng tự do, vùng giải phóng từ liên khu V trở ra, còn các tỉnh cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Miền đông và Tây Nam Bộ do điều kiện khó khăn vẫn tiếp tục học theo chương trình cũ đã cải tiến. Trong khi đó tại các vùng do thực dân Pháp tạm chiếm, các trường vẫn dạy học theo hệ phổ thông từ tiểu học đến hết trung học đệ nhị cấp là 12 năm. Nội dung và chương trình học gần giống như trước năm 1945.