Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát triển giáo dục theo phƣơng hƣớng CCGD của Đảng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục thời kỳ 1945 1954 (Trang 73 - 92)

hƣớng CCGD của Đảng

Để thực hiện chủ trương CCGD của Đảng, năm 1950, Hà Tĩnh đã mở hội nghị chuyên đề về văn hóa, giáo dục. Hội nghị đã “kiểm tra lại việc lãnh đạo giáo dục trong tỉnh và vạch ra chủ trương kế hoạch thí nghiệm giáo dục dân chủ mới tại các trường” với nội dung phương pháp giảng dạy mới, phát huy trí lực của học sinh, xây dựng quan hệ thầy trò mới…

Để cuộc cải cách giáo dục được sự chuyển biến sâu sắc trong cán bộ giáo viên, Bộ Giáo dục đã phát động cuộc vận động "Rèn cán chỉnh cơ". Đây là cuộc tổng kiểm điểm toàn diện về công tác giáo dục kể từ ngày dựng nước, nên các cấp uỷ Đảng và Chính quyền đã đứng ra trực tiếp chỉ đạo.

Tỉnh uỷ và UBKCHC Hà Tĩnh đã quyết tâm tập trung tổ chức Hội nghị "Rèn cán chỉnh cơ" của ngành hết sức chu đáo, vì đây là hội nghị lớn đầu tiên tập trung tất cả giáo viên và cấp từ tiểu học, trung học, chuyên khoa và các trưởng ban Bình dân học vụ của các xã trong tỉnh.

Để đảm bảo an toàn, Hội nghị được tổ chức tại Dị Long (Sơn Long - Long Sơn), họp từ ngày 16 đến 19-6-1950, có 1.180 đại biểu tham gia. Trong Hội nghị, “các đại biểu đã tranh luận sôi nổi về đường lối, phương châm giáo dục mới, vấn đề trung lập hay không trung lập, về giáo dục phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất về biện pháp cải tổ giáo dục, lập tình đoàn giáo giới, vận động giáo viên viện trợ cho Bình - Trị - Thiên.... Nhiều diễn giả như Nguyễn Cảnh Toàn, Hồ Tôn Trinh, Trần Đình Gián, Hoàng Đức Thi, Lê Trí Viễn, Trần Đằng, Nguyễn Dương Khư....đã tranh luận làm cho Hội nghị hiểu rõ hơn nền giáo dục dân chủ nhân dân của nước ta”[35; tr.165]. Một trong những tài liệu được sử dụng chính thức tại Hội nghị là bài viết của Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn nhan đề: "Trước cuộc chuyển hướng quyết định

trong giáo dục" phân tích về ba nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng. Đại ý là:

- Một nền giáo dục nhân dân có mục đích phụng sự dân tộc, góp vào công cuộc giải phóng dân tộc.

- Một nền giáo dục nhân dân về phương pháp phải là khoa học, phương pháp sư phạm phải hợp với những điều mà tinh thần dân tộc đòi hỏi.

- Một nền giáo dục nhân dân về đối tượng phục vụ phải là đại chúng. Do đó ta thấy rằng: dân tộc, khoa học, đại chúng là ba nguyên tắc biểu hiện một nội dung. Nội dung ấy tức là nhân dân.

Cuộc rèn cán ở Dị Long đã làm cho nhận thức về quan điểm giáo dục của đội ngũ giáo viên trong tỉnh chuyển biến sâu sắc, kết hợp với cuộc “chỉnh cơ" đưa các trường phổ thông trong tỉnh thống nhất vào Ty Giáo dục phổ thông do ông Trần Hậu Toàn làm trưởng Ty đã làm cho phong trào giáo dục có nhiều chuyển biến mạnh mẽ hơn.

Tháng 6-1950 đã diễn ra Hội nghị về cải cách giáo dục, khi bàn về vấn đề giáo dục mẫu giáo, Hội nghị đã thảo luận kỹ ý kiến của đồng chí Trường Chinh là: “...Trường Mẫu giáo nên đổi cách dạy hiện nay vì cách dạy có thiên về lối tư sản và hướng đạo. Trong các trường mẫu giáo cần dạy cho trẻ con chơi những trò vui không phải chỉ để mở mang trí não mà thôi, mà còn làm cho trẻ em hiểu ngay từ tuổi nhỏ giá trị về sức lao động và công việc sản xuất của xã hội và giá trị sáng tạo của con người. Nên rút kinh nghiệm của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân về cách dạy học mẫu giáo"[32; tr.54].

Tháng 2-1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã quyết định Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam. Định hướng trong Chính cương do Đại hội thông qua là: "Đào tạo con người mới và cán bộ mới và để đẩy mạnh kháng chiến kiến quốc phải bài trừ những di tích văn hóa giáo dục thực dân và phong kiến, phát triển nền văn hóa giáo dục có tính

chất: về hình thức thì dân tộc, về nội dung thì khoa học, về đối tượng thì đại chúng"[21; tr.440].

Trong thời gian này, về bình dân học vụ, Đảng bộ chủ trương: Để tránh sự trở lại mù chữ, BDHV vẫn tổ chức những cuộc kiểm soát; Phát động một phong trào mở lớp dự bị bình dân; thí nghiệm được việc bổ túc cho học viên bằng cách mở những lớp bổ túc liên huyện; Đào tạo nữ cán bộ thay nam giới tổng quan.

Từ định hướng của Đảng và chủ trương của Đảng bộ, các ngành học trên địa bàn Hà Tĩnh đã phát huy những thuận lợi của một tỉnh ở vùng tự do có truyền thống cách mạng, tiếp tục vươn lên trong giai đoạn mới của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Thực hiện phương hướng CCGD của Đảng, việc cải tổ giáo dục ở Hà Tĩnh ngày càng được xúc tiến mạnh mẽ. Các trường học trong tỉnh đã dần dần đi đúng đường lối giáo dục của Đảng, chất lượng dạy và học tiến bộ rõ rệt. Nhà trường thực sự là nơi đào tạo thanh niên, học sinh cung cấp cho kháng chiến.

3.2.1. Về giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học

Trong thời kỳ này, cơ quan cứu tế xã hội giải thể theo chủ trương giản chính, tạm thời chuyển các lớp Dục Anh viện và Ấu trĩ viên kiểu mẫu cấp huyện do văn phòng UBKCHC quản lý. Tình hình này thực sự làm cho hệ thống Dục Anh viện và Ấu trĩ viên mới nhen nhóm lên được mấy năm gặp nhiều khó khăn, nhất là ở khâu chỉ đạo. Tuy nhiên, trong khi một số tỉnh bạn gặp khó khăn, phong trào giảm sút, thì ở Hà Tĩnh, do tổ chức khá chặt chẽ và giảng dạy có nền nếp, nên giữ được việc dạy và học bình thường.

Tháng 11-1950, hệ thống Ấu trĩ viên chuyển sang ngành Giáo dục quản lý. Ban mẫu giáo trung ương được thành lập và đề ra các nhiệm vụ cải tiến tổ

chức, xây dựng chương trình, bồi dưỡng chuyên môn và tiến hành các đợt “Rèn cán, chỉnh cơ" cho hệ thống Ấu trĩ ở các địa phương.

Cơ quan Cứu tế xã hội giải thể, làm cho các Dục Anh viện các tỉnh phải lần lượt giải thể theo. Dục Anh viện của Hà Tĩnh lúc này càng phải cho các cháu lần lượt gửi về địa phương, bàn giao lại cho người thân hoặc nhờ sự đùm bọc của nhân dân. Các giáo viên được Ty Giáo dục tiếp nhận về dạy cấp I, còn quản đốc Nguyễn Thị Minh Hiên (em Nguyễn Thị Minh Khai) chuyển sang Hội phụ nữ công tác. Do hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, việc tổ chức hình thức Ấu trĩ viên kiểu mẫu như cũ là chưa thích hợp, nên đã chuyển dần thành hệ dân lập.

Năm 1951, tỉnh tổ chức lớp rèn cán chỉnh cơ tại Linh Quy (Kim Lộc, Can Lộc) cho tất cả giáo viên Ấu trĩ của Hà Tĩnh, có Ban Mẫu giáo trung ương về trực tiếp chỉ đạo. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đã tới thăm và nói chuyện chủ trương mới của Bộ đối với ngành mẫu giáo.

Sau trại bồi dưỡng này, những cô giáo có trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học trở lên được chuyển sang dạy học cấp I, số còn lại tiếp tục ở các lớp mẫu giáo dân lập cho đến khi ra đời hình thức dạy cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 và lớp vỡ lòng. Các lớp vỡ lòng thu nhận số trẻ lớn tuổi của các lớp Ấu trĩ. Do số trẻ này khá đông, nên sau khi tách khỏi lớp Ấu trĩ, hệ thống vỡ lòng phát triển mạnh, địa phương nào cũng có vài ba lớp học liên thông. Đến năm 1952-1953, toàn tỉnh đã có 854 lớp vỡ lòng. Trong lúc đó, hệ thống Ấu trĩ có xu hướng thu hẹp hơn cho đến những năm hòa bình lập lại mới phục hồi và phát triển.

Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 đã tạo đà phát triển màng lưới các trường cấp I, ít nhất mỗi xã có một trường. Hà Tĩnh là vùng tự do, nên chủ trương phát triển hệ thống trường cấp I có nhiều thuận lợi, nhất là có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp. Một số địa phương

có học sinh đông đã phân chia trường cấp I thành hai vùng đặt tại nơi an toàn tạo điều kiện cho học sinh đi học thuận lợi, tránh được máy bay giặc Pháp thường bắn phá dọc các tỉnh lộ quốc lộ. Nhiều xã đã xây dựng trường cấp I của địa phương bằng gạch ngói kiên cố như Sơn Thịnh (Hương Sơn), Song Lộc, Trường Lộc (Can Lộc) Tân Vịnh, Thăng Bình, (Thạch Hà) Cẩm Vân (Cẩm Xuyên),...

Số lớp và số học sinh cấp I đến những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng nhiều. Can Lộc là một huyện trung bình, năm 1954 cũng có đến 29 trường cấp I, có 175 lớp với 8.640 học sinh. Toàn tỉnh, đến năm 1954 đã có 225 trường cấp I với 39.000 học sinh. Tuy số trường lớp phát triển nhiều, nhưng chỉ học mỗi ngày một buổi và nhiều nơi còn phải tổ chức các buổi học sao cho phù hợp nguyện vọng của dân, tạo điều kiện cho học sinh tham gia sản xuất.

Cuộc kháng chiến ngày càng ác liệt, địch liều lĩnh cho quân vào càn quét ở Nam Bình (Cửa Sót), Nhượng Bạn năm 1953. Các trường học phải phân tán triệt để hơn vào các xóm xa và chuyển thời gian học vào ban đêm hoặc gần sáng. Đây là thời kỳ nhà trường phải phát huy tính sáng tạo để giúp tạo để giúp học sinh đi học đều đặn và học tốt, nên đã có phong trào "Bảng đen, đèn sáng” trong toàn tỉnh.

Bước vào thời kỳ giảm tô, học sinh là con em nông dân lao động đi học đông hơn, ít bỏ học nửa vời ở các lớp cuối cấp I và nhât là số học sinh gái đi học đã đông hơn. Số lớp học tăng so với trước năm 1950, tăng gấp 1,5 lần với 225 trường và 39.000 học sinh. Một số xã đông dân, địa bàn rộng như Thăng Bình (Thạch Hà) đã phải mở thêm trường Thăng Bình 3 ở vùng Phát Nạo cho học sinh học tập thuận lợi.

Do trường lớp phát triển, Ty Giáo dục phổ thông phải mở thêm các lớp đào tạo sư phạm chính quy và mở rộng trường bổ túc nghiệp vụ tại Châu

Phong do đồng chí Võ Tá Tiến làm hiệu trưởng nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên cấp I. Chủ trương dạy treo vẫn tiếp tục áp dụng cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

Thời kỳ này, việc tồn tại hai cơ quan chỉ đạo ngành giáo dục cấp tỉnh đã không còn phù hợp nữa, nên đã kịp thời hợp nhất hai Ty. Sau khi được đồng chí Nguyễn Sáng, bí thư Tỉnh uỷ đồng ý, Ty Giáo dục phổ thông đã chuyển từ Phù Việt ra Tràng Lưu (Can Lộc) gần Ty Bình dân học vụ đóng tại Song Lộc. Tỉnh uỷ cho phép nhập hai chi bộ làm một, bầu cấp uỷ mới. Tiếp đó, lập ban lãnh đạo Ty Giáo dục hợp nhất gồm ông: Trần Hậu Toàn làm trưởng Ty, ông Nguyễn Quát làm Phó Ty phụ trách phổ thông, bà Nguyễn Thị Hoà làm phó Ty phụ trách Bình dân học vụ. Việc hợp nhất Ty Giáo dục đã tăng thêm sức mạnh cho cơ quan chỉ đạo cấp tỉnh về toàn diện trong những năm kháng chiến, giải quyết nhiều vấn đề nóng bỏng trong nhiệm vụ của ngành. Riêng ở cấp I, lúc này có hai khó khăn về chuyên môn và đời sống. về chuyên môn, đến những năm 1953-1954, sách giáo khoa vẫn chỉ là các tập san Giáo dục mới của Khu giáo dục với các bài soạn mẫu một số môn học. Để khắc phục tình trạng đó, Ty Giáo dục đã cử một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và có trình độ ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà tập trung biên soạn tài liệu giảng dạy cho các lớp cuối như tập đọc 3, khoa học 3, sử địa 4, khoa học 4… Các tài liệu này được in litô hoặc chuyển ra Vinh in tipô để cung cấp kịp thời cho các trường.

Về đời sống, do ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, cần tập trung cho cuộc kháng chiến, Bộ Giáo dục đã phổ biến cách làm của các tỉnh Liên khu III về việc nhân dân nuôi giáo dục, được tỉnh hưởng ứng và triển khai thực hiện. Theo chủ trương này, một bộ phận giáo dục cấp I được thôi trả lương theo hệ nhà nước, chuyển thành giáo viên dân lập được trả lương như mức cũ nhưng bằng nguồn đóng góp của dân qua Ban bảo trợ học đường.

Số cán bộ giáo viên trong ngành càng đông, đòi hỏi tổ chức công đoàn giáo giới cần được kiện toàn. Tổ chức Liên đoàn giáo giới hình thành những năm trước được củng cố lại vào năm 1949 thành công đoàn giáo dục tiểu học do đồng chí Trần Nhật Dụ làm thư ký cùng đồng chí Nguyễn Thắng trong ban cán sự ngành phụ trách. Từ sau cuộc vận động "Rèn cán chỉnh cơ" năm 1950, tổ chức này thống nhất với hệ thống trường cấp II thàm Liên đoàn giáo giới do các đồng chí Phan Tử Quý, Nguyễn Huy Ái và Phan Thị Hồng Hi phụ trách, nhưng hoạt động không thiết thực. Do đó, tháng 7-1951, sau khi công đoàn giáo dục Việt Nam được thành lập ở Việt Bắc, tổ chức công đoàn ở Hà Tĩnh nhanh chóng được thành lập ở cả 3 cấp: giáo viên liên xã tổ chức thành "tiểu phân đoàn", ở mỗi huyện có một "phân đoàn", toàn tỉnh có công đoàn giáo dục.

Các cán bộ công đoàn của Tỉnh do đồng chí Trần Nhật Dụ làm Thư ký cùng các thư ký phân đoàn các huyện như Võ Xuân Lộc (Kỳ Anh), Nguyễn Đình Chu (Cẩm Xuyên), Lê Văn Tuỳ (Thạch Hà), Trịnh Văn Long (Can Lộc), Đặng Trinh (nghi Xuân), Nguyễn Luật (Đức Thọ), Phan Huy Bình (Hương Sơn), Lê Xuân Du (Hương Khê) là những cán bộ công đoàn chủ chốt đầu tiên của công đoàn giáo dục Hà Tĩnh.

Với tinh thần tận tụy, hi sinh vì đoàn thể, các cán bộ công đoàn vừa làm nhiệm vụ chuyên môn ở một trường cấp I, vừa phụ trách công đoàn để giúp nhau soạn bài, sưu tầm tài liệu giảng dạy, tổ chức dạy mẫu luân phiên, bình xét thi đua, chăm lo nơi ăn ở của giáo viên xa nhà, động viên tham gia các hoạt động xã hội như dạy bình dân học vụ, phục vụ thuế nông nghiệp, tham gia tòng quân...Phân đoàn giáo dục còn phụ trách cả về thuyên chuyển giáo viên trong huyện theo sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng.

Cuộc vận động giảm tô năm 1953 đòi hỏi ngành giáo dục phải có những hướng kịp thời phục vụ cho cuộc vận động này. Hội nghị cốt cán toàn ngành

do Ty Giáo dục và Công đoàn tổ chức tại Song Lộc (Can Lộc) để tổng kết thi đua và truyền đạt chủ trương mới với 4 phương châm chỉ đạo của ngành là:

- Lấy nông thôn làm cơ sở địa bàn.

- Lấy phát động quần chúng làm nội dung giảng dạy - Lấy bần cố trung nông làm đối tượng phục vụ

- Lấy tổ chức nông hội làm tổ chức cơ sở để xây dựng giáo dục

Trước những chủ trương của Đảng mới ban hành và trước tình hình nhiệm vụ của cuộc kháng chiến, tỉnh uỷ quyết định tổ chức đợt chỉnh huấn trong cán bộ ngành, các cấp nhằm nâng cao lập trường giai cấp, rèn luyện đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh có thư gửi cho các lớp chỉnh huấn. Ban học uỷ của tỉnh được thành lập, lần lượt tổ chức các lớp, đặt theo ký hiệu A1, A2...; mỗi lớp học 2 tháng, đặt tại các huyện Đức Thọ, Can Lộc.

Các lớp chỉnh huấn được tổ chức quản lý chặt chẽ, sinh hoạt khắc khổ, đấu tranh tư tưởng nghiêm túc, tài liệu học tập đầy đủ nên thực sự đã làm cho cán bộ, giáo viên giác ngộ hơn về cách mạng, nâng cao ý thức trách nhiệm, an tâm công tác trước những chuyển biến lớn lao trong xã hội khi cuộc cải cách ruộng đất được triển khai trong toàn tỉnh. Trường nào cũng mong đơn vị mình xuất sắc, nhiều cá nhân là chiến sĩ thi đua....Nhiều tấm gương giảng dạy và công tác tốt của giáo viên các huyện được nêu lên để học tập như Khuyễn

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục thời kỳ 1945 1954 (Trang 73 - 92)