Đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất, thiếtbị dạyhọc cho các TTGDT

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (Trang 139 - 141)

- Nội dung chương trình đào tạo

2. Với phương thức GDTX, các trung tâm có thể liên kết với nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo những chuyên ngành thực sự phù hợp và

3.2.7. Đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất, thiếtbị dạyhọc cho các TTGDT

Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một thành tố của quá trình đào tạo, nó là điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng liên kết đào tạo tại các trung tâm. Vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất,trang thiếtbị dạy học là nhiệm vụ rất cần thiếtvà cấp bách đối với các TTGDTX cấp tỉnh trong công tác liên kết đào tạo hiện nay.

Nội dung của biện pháp

Trong nhiệm vụ đổi mới giáo dục đại học thì hiện đại hoá các trang thiết bị để đổi mới phương pháp dạy học cũng là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, các TTGDTX cấp tình cần:

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hoá thiết bị dạy học, hệ thống phòng học lý thuyết, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, sách giáo khoa, giáo trình, các trang thiết bị nghe nhìn và phương tiện dạy học phục vụ liên kết đào tạo.

- Có kế hoạch bổ sung, thay thế và mua sắm mới các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu, video,…

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện để ban hành các quy định sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học cho từng chuyên ngành liên kết.

- Trang bị đủ đồ dùng dạy học, các điều kiện cần thiết cho dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo chương trình mới, đảm bảo sử dụng từ 6 đến 10% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục để mua sắm thiết bị và sách thư viện.

Cách tiến hành

Để nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ở các TTGDTX cấn kết hợp các biện pháp sau:

- Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo và ủy ban nhân dân các tỉnh đầu tư cở sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học nhằm phục vụ cho liên kết đào tạo.

- Xây dựng và ban hành các quy định sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tại các TTGDTX cấp tỉnh.

- Bồi dưỡng kỹ năng vận hành và sửa chữa trang thiết bị cho đội ngũ giáo viên và kỹ năng quản lý thiết bị cho cán bộ quản lý giáo dục. Khuyến

khích, động viên giáo viên và sinh viên tự chế tạo các phương tiện dạy học từ đơn giản đến phức tạp, kể cả các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

- Mở rộng việc liên kết giữa nhà trường với các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các trung tâm nghiên cứu và sản xuất... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và tăng cường sự hợp tác nghiên cứu, áp dụng kết quả nghiên cứu trong thực tiễn.

- Bố trí cán bộ chuyên trách về cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng chính sách hỗ trợ và trách nhiệm cá nhân trong bảo quản thiết bị ở các TTGDTX cấp tỉnh.

- Xây dựng và mua sắm bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau, vận động xã hội hóa giáo dục để có kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học. Ngoài nguồn ngân sách của Nhà nước cần huy động sự đóng góp tài chính của nhân dân, của các doanh nghiệp, các cơ quan có cán bộ công chức đang theo học ở trung tâm để nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học. Đồng thời đề nghị các trường đại học liên kết có nhiệm vụ hỗ trợ cơ sở vật chất trong quá trình liên kết đào tạo với trung tâm.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)