Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP TỈNH
Dù học theo hình thức nào thì chất lượng đào tạo đều phụ thuộc vào các yếu tố: Chất lượng của đội ngũ GV, chất lượng đầu vào của học viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, học liệu và phương tiện dạy học; cơ chế tổ chức quản lí giáo dục, công nghệ kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và thanh tra giáo dục.
Trong lĩnh vực GDTX chất lượng còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như chất lượng đầu vào, điều kiện và hoàn cảnh của người học.
Đặc điểm về người học ở TTGDTX:
Có thể khẳng định, học viên các lớp liên kết đào tạo đại học là những người đã trưởng thành đầy đủ về mặt thể chất. Sự trưởng thành này là tiền đề tâm sinh lý giúp họ thực hiện tốt hoạt động học tập. Hoạt động học tập của họ có thể được kéo dài với cường độ lớn hơn nhiều so với học sinh phổ thông.
Tuy nhiên, một bộ phận học viên lại ở độ tuổi trung niên do đó yếu tố thể chất đôi khi lại trở ngại (rào cản) không nhỏ đối với hoạt động học tập của họ. Sự bền bỉ, khả năng tập trung chú ý, độ dẻo và sức bật, v.v… ở lứa tuổi của họ có phần giảm sút so với các học viên khác.
Như vậy đối tượng học tập (người học) của các lớp liên kết đào tạo đại học tại TTGDTX rất đa dạng, có sự phân hoá cao về tuổi tác, đặc điểm sức khoẻ. Đây là một trong những đặc thù quan trọng cần quan tâm trong quá trình tiến hành tổ chức quá trình dạy học.
Thứ nhất, phương diện cộng đồng (chung, tập thể): các học viên có tiền đồ để thực hiện hoạt động học tập với cường độ cao và thời gian kéo dài.
Thứ hai, phương diện cá nhân (riêng, cá thể): một số học viên sẽ gặp khó khăn khi thực hiện hoạt động học tập trong thời gian dài với cường độ cao.
- Học viên là những người đã trưởng thành về mặt xã hội: nhiều học viên là những người đã được tuyển dụng và bố trí vào các chức danh cụ thể của những tổ chức khác nhau. Họ là những công chức hoặc viên chức đã có công việc và cuộc sống tương đối ổn định.
Sự trưởng thành về mặt xã hội của học viên còn thể hiện ở sự phát triển đa dạng, phong phú các mối quan hệ xã hội và tương ứng với nó là các vai trò xã hội mà họ thực hiện. Đa số những học viên theo học những lớp liên kết đào tạo là những người vừa học lại vừa phải đảm nhiệm công tác vì vậy họ chưa thực sự an tâm học tập, thời gian giành cho học tập có lúc bị phân tán.
Bên cạnh đó, những yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Có thể kể đến một số yếu tố như: Tâm lí bằng cấp trong xã hội còn khá phổ biến, nhiều người học cần có bằng để củng cố vị trí công tác, không phải vì cần có kiến thức thực sự. Đồng thời, GDTX cũng chịu ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường vẫn còn hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, thi cử và cấp phát văn bằng.
Công tác quản lí, chỉ đạo đối với các TTGDTX cấp tỉnh chưa tập trung thống nhất về một đầu mối, nên việc quản lí ở một số địa phương khu vực ĐBSCL còn bị buông lỏng, chồng chéo. Cơ sở pháp lí để phát triển đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX chưa đủ và chưa đồng bộ.
Như vậy, cần thiết phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng và quy định chất lượng giáo dục cũng như những yếu tố tác động và quy định đối với đến chất lượng giáo dục cần được kiểm soát.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT, ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học làm công cụ để trường đại học tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để người học có cơ sở lựa chọn trường và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
Đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học gồm 10 tiêu chuẩn sau đây: - Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học;
- Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý; - Tiêu chuẩn 3: Chương trình giáo dục; - Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo;
- Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên; - Tiêu chuẩn 6: Người học;
- Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ;
- Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế;
- Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; - Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính.
Nghiên cứu về vấn đề này ở cơ sở giáo dục đại học, tác giả Nguyễn Đức Chính và các cộng tác viên (Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004) đã khái quát 8 lĩnh vực với 26 tiêu chí (yếu tố) sau đây:
+ Lĩnh vực 1: Quản lý của cơ sở giáo dục.
Quản lý xét theo phương diện quá trình là một chu trình bao gồm lập kế hoạch tổ chức phân bổ, chỉ đạo việc sử dụng nhân lực, tài lực, vật lực và các nguồn lực khác của tổ chức, kiểm tra và có những tác động phù hợp để điều chỉnh sao cho các nguồn lực phát huy hiệu quả tối đa nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Cùng có những nguồn lực như nhau, điều kiện hoạt động như nhau nhưng chất lượng giáo dục của mỗi cơ sở giáo dục lại khác nhau. Điều này phụ thuộc vào việc cơ sở giáo dục đó được quản lý như thế nào?
Lĩnh vực này bao gồm các tiêu chí sau:
1. Tiêu chí 1: Việc xác định sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu của cơ sở giáo dục.
2. Tiêu chí 2: Công tác lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và đánh giá các hoạt động của cơ sở giáo dục.
3. Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và quản lý hiệu quả của cơ sở giáo dục. 4. Tiêu chí 4: Tổ chức và hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.
+ Lĩnh vực 2: Đội ngũ cán bộ.
5. Tiêu chí 5: Tỷ lệ người học trên cán bộ đào tạo là tiêu chí đảm bảo hiệu quả và hiệu suốt đào tạo. Tỷ lệ cao sẽ giảm chất lượng, tỷ lệ quá thấp sẽ giảm hiệu suốt đào tạo.
6. Tiêu chí 6: Tỷ lệ cán bộ đào tạo có học hàm, học vị là tiêu chí đảm bảo về chuyên môn và nghiệp vụ trong giáo dục.
7. Tiêu chí 7: Quy định về chức trách chung của nhà giáo dục.
8. Tiêu chí 8: Tỷ lệ cán bộ đào tạo trên tổng số cán bộ công nhân viên của cơ sở giáo dục.
9. Tiêu chí 9: Quy trình đánh giá cán bộ đào tạo.
10. Tiêu chí 10: Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ đào tạo.
+ Lĩnh vực 3: Đội ngũ người học.
Người học là đối tượng được kiểm tra để đánh giá chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều ở chất lượng người học - những người trực tiếp tiếp nhận quá trình giáo dục.
Các tiêu chí ở lĩnh vực này gồm:
11. Tiêu chí 11: Chất lượng người học được xét tuyển. 12. Tiêu chí 12: Đánh giá năng lực của người học. 13. Tiêu chí 13: Xếp loại đạo đức của người học. + Lĩnh vực 4: Giảng dạy và học tập.
Các tiêu chí của lĩnh vực này là:
14. Tiêu chí 14: Chương trình giáo dục và tài liệu chuyên môn. 15. Tiêu chí 15: Phương pháp giảng dạy và học tập.
16. Tiêu chí 16: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.
17. Tiêu chí 17: Chỉ số về tải trọng đào tạo của nhà giáo dục. + Lĩnh vực 5: Nghiên cứu khoa học.
Lĩnh vực này được xác định qua các tiêu chí:
18. Tiêu chí 18: Đề tài nghiên cứu khoa học là thước đo hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà giáo dục.
19. Tiêu chí 19: Công trình xuất bản là thước đo hoạt động sáng tạo và cũng là tiêu chí thể hiện chất lượng của đội ngũ các nhà giáo dục.
20. Tiêu chí 20: Hoạt động khoa học phục vụ xã hội (tư vấn và chuyển giao công nghệ). Tiêu chí này phản ánh chất lượng nghiên cứu và chất lượng của đội ngũ cán bộ.
+ Lĩnh vực 6: Cơ sở vật chất.
Việc tạo dựng và duy trì một cảnh quan môi trường sư phạm với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học… là điều kiện và là yếu tố hết sức quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.
Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ giáo dục phải đảm bảo các tiêu chí sau: 21. Tiêu chí 21: Hệ thống hạ tầng cơ sở bao gồm giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, khu thực hành, diện tích sàn và trang thiết bị cho hoạt động thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu…
22. Tiêu chí 22: Hệ thống thư viện tốt, đảm bảo phục vụ nhu cầu đào tạo và nhu cầu phát triển văn hoá của giảng viên và học viên.
+ Lĩnh vực 7: Tài chính Để đánh giá về lĩnh vực tài chính, cần căn cứ vào các tiêu chí như:
23. Tiêu chí 23: Kinh phí hàng năm và các nguồn chi khác phục vụ cho giáo dục.
24. Tiêu chí 24: Tỷ lệ thực chi tính theo đầu người học hàng năm của cơ sở giáo dục.
+ Lĩnh vực 8: Những lĩnh vực khác.
Những lĩnh vực khác được đề cập qua các tiêu chí sau:
25. Tiêu chí 25: Các hoạt động quốc té phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
26. Tiêu chí 26: Các hoạt động hỗ trợ phục vụ giảng viên và học viên. Như vậy có rất nhiều yếu tó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Để đảm bảo chất lượng giáo dục nhất thiết phải đảm bảo các tiêu chí của các lĩnh vực nêu trên.
Cùng với việc đảm bảo các tiêu chí nêu trên, chất lượng đào tạo đại học theo phương thức KCQ còn phải được phát triển theo các định hướng:
- Xây dựng nội dung học tập phù hợp với các yêu cầu đa dạng của người học, với các hình thức học tập khác nhau, chú ý tới hệ thống các chủ đề tự chọn, các khối kiến thức độc lập với nhau.
- Biên soạn, xuất bản các loại hình học liệu riêng cho GDKCQ từ tài liệu giáo khoa, giáo trình đến băng hình, các phần mềm dạy học.
- Ngành giáo dục đào tạo phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng, các tổ chức xã hội, sử dụng tốt TTGDTX, trung tâm học tập cộng đồng để phát triển mạnh các loại hình đào tạo không cần văn bằng, phục vụ trực tiếp yêu cầu, nguyện vọng và những mối quan tâm rất cụ thể của cá nhân, cộng đồng với cách thức cấp chứng chỉ.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục từ xa và đào tạo tại chức trong việc tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá và công nhận tốt nghiệp. Điều chỉnh thích hợp về tổ chức nhằm tập trung việc quản lý, chỉ đạo GDKCQ về một mối.