Quản lý quy trình và phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (Trang 141 - 144)

- Nội dung chương trình đào tạo

3.2.8.Quản lý quy trình và phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

2. Với phương thức GDTX, các trung tâm có thể liên kết với nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo những chuyên ngành thực sự phù hợp và

3.2.8.Quản lý quy trình và phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần công bằng chính xác, khách quan nhằm phản ánh đúng đắn trình độ tri thức, kỹ năng hiện có của sinh viên. Muốn vây, việc đánh giá, cho điểm cần nhìn chung cả quá trình trên cơ sở tính đến tới kết quả từng giai đoạn học tập của sinh viên. Đánh giá và cho điểm khi thi hết môn, kết thúc học kỳ hay năm học, cần phải căn cứu vào kết quả học tập của toàn bộ quá trình, thông qua điểm số của các bài kiểm tra thường kỳ, các llần làm bài tập, tham gia xêmina, thực hành, sát hạch.

Đổi mới công tác kiểm tra nhằm xác định được chất lượng trong liên kết đào tạo, đồng thời giúp các cơ sở giáo dục đại học nắm bắt được chất lượng giảng viên giảng dạy tại các lớp liên kết và giúp các TTGDTX cấp tỉnh có những định

hướng tiếp theo, đảm bảo chất lượng cũng như uốn nắn kịp thời các hoạt động đào tạo chưa hợp lý, động viên, khuyến khích người học nỗ lực học tập.

Nội dung của biện pháp

Trong việc kiểm tra, đánh giá các lớp liên kết tại TTGDTX cấp tỉnh

bao gồm các nội dung:

- Trước hết cần công khai hoá nội dung những vấn đề kiểm tra và thi đối với các môn học.

- Thông báo kịp thời và công khai kết quả kiểm tra, thi (vấn đáp, thi viết, thi rèn luyện kỹ năng thực hành), bảo vệ khoá luận, luận văn, kết quả thi tốt nghiiệp để sinh viên tự nhận thức và tự đánh giá đúng khả năng của mình, tự điều chỉnh và có hướng phấn đấu tiếp theo.

Nội dung các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần phản ánh được nội dung cơ bản về tri thức lý thuyết, tri thức thực tiễn và kỹ năng thực hành. Về tiêu chuẩn đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo khách quan, đảm bảo có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ, năng lực tư duy độc lập sáng tạo của sinh viên.

- TTGDTX phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục đại học liên kết đào tạo để tổ chức, quản lý thi, kiểm tra hết môn học, học phần theo đúng quy chế.

- Thành lập ban thanh tra của trung tâm để thường xuyên kiểm tra, giám sát các kỳ thi, kiểm tra hết môn học, học phần.

- Tăng cường kiểm tra hồ sơ, sổ sách quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Cách tiến hành

- Phòng đào tạo của các TTGDTX phải làm việc với các khoa phòng của các trường liên kết sử dụng ngân hàng đề thi trong các kỳ thi, kiểm tra học phần và hết môn học; phân công cán bộ coi thi phù hợp; phân công giảng viên chấm thi không phải là giáo viên giảng dạy lớp đó để đảm bảo kỳ thi diễn ra đúng quy chế hiện hành của Bộ GD & ĐT.

- Trong các kỳ thi, kiểm tra học phần và hết môn học, ngoài cán bộ coi thi làm nhiệm vụ, trung tâm thành lập ban thanh tra thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo kỳ thi, diễn ra nghiêm túc, an toàn và đúng quy chế hiện hành. Nếu cán bộ coi thi của trung tâm vi phạm quy chế thì trung tâm có những biện pháp nhắc nhở, cảnh cáo… Nếu cán bộ coi thi của các trường ĐH, CĐ vi phạm quy chế thì trung tâm làm văn bản báo cáo các trường ĐH, CĐ về mức độ vi phạm của cán bộ coi thi đó.

- Phòng đào tạo của các trung tâm phải thường xuyên kiểm tra đột xuất các loại hồ sơ, sổ sách của giáo viên chủ nhiệm vào giữa kỳ, cuối kỳ học để nâng cao trách nhiệm, uốn nắn kịp thời những sai trái, lệch lạc trong công tác quản lý của giáo viên chủ nhiệm. Nên tập trung kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách sau đây của giáo viên chủ nhiệm: Kế hoạch học tập từng kỳ học, năm học, sổ đầu bài, sổ điểm danh chuyên cần các môn học, sổ học viên có dán ảnh, lý lịch trích ngang của lớp các văn bản liên quan đến quản lý công tác liên kết đào tạo.

- Sau mỗi đợt học, học kỳ, tiến hành lấy ý kiến của học viên về việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy của giáo viên, cùng với ý kiến của cán bộ quản lý, trung tâm có phiếu nhận xét về tinh thần trách nhiệm của giáo viên gửi lại cho các trường đại học liên kết để thống nhất quá trình quản lý nhận sự.

Để biện pháp này thành hiện thực cần tuân thủ một số yêu cầu:

- Có sự phối hợp tích cực từ các khoa, phòng của các trường ĐH, CĐ và các giảng viên trong các kỳ thi, kiểm tra hết môn học.

- Mỗi trung tâm phải thành lập Ban thanh tra của trung tâm là những người công minh, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn tốt.

- Các trung tâm tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập quy chế thi để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ coi thi.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (Trang 141 - 144)