Thiết kế chƣơng trình đào tạo phù hợp với hình thức GDT

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (Trang 133 - 135)

- Nội dung chương trình đào tạo

2. Với phương thức GDTX, các trung tâm có thể liên kết với nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo những chuyên ngành thực sự phù hợp và

3.2.4. Thiết kế chƣơng trình đào tạo phù hợp với hình thức GDT

Mục tiêu của biện pháp

Quan niện chương trình đào tạo (curriunlum) là “Bản thiết kế tổng thể cho một kế hoạch đào tạo, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, giảng dạy cũng như phương pháp đánh giá kết quả học tập.

Đối tượng người học và các chương trình đào tạo hệ KCQ rất đa dạng về độ tuổi và trình độ. Vì vậy, chương trình đào tạo cần được chắt lọc, thiết kế, tinh giảm lí luận, tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng tác nghiệp.

Có chương trình phù hợp với hệ đào tạo KCQ là điều kiện cần thiết để tạo ra một chất lượng mới khi học viên tốt nghiệp ra trường có năng lực:

- Năng lực hội nhập quốc tế: tiến trình này đang tác động lên mọi lĩnh vực vì vậy cần bồi dưỡng kiến thức, năng lực cho sinh viên để tự mình chuẩn bị định hướng và hành động đúng trong tiến trình hội nhập quốc tế.

- Năng lực sáng nghiệp, tự tạo việc làm là yêu cầu chung của nguồn nhân lực mới, là đòi hỏi mới đối với chất lượng nguồn nhân lực. Đó là hệ quả của sự phát triển nhanh chóng, của khoa học công nghệ, đặc điểm của nền kinh tế thị trường.

Nội dung của biện pháp

- Xây dựng chương trình đào trạo hệ đại học KCQ một cách hợp lý, phù hợp theo định hướng nâng cao chất lượng, gắn với thực tiễn.

- Vì vậy, thiết kế một chương trình sao cho các môn khoa học cơ bản, khoa học cơ sở phù hợp với định hướng ngành nghề và sắp xếp theo các học phần, đi sâu thực hành, thực tập, rèn luyện gắn liền với chương trình độc lập dành cho hệ đào tạo KCQ.

- Các trường liên kết cần đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng giảm lý thuyết, tăng kiến thực thực tế và kỹ năng thực hành; đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi để ngườì học vận dụng những kiến thực thực tế, tra cứu tài liệu, làm bài tập, khoá luận…

- Nội dung chương trình dào tạo phải dựa trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD & ĐT. Phải có cấu trúc hợp lý, phải có tính hệ thống, đáp ứng linh hoạt nhu cầu về nhân lực của thị trường lao động. Chương trình đào tạo phải có tính mềm dẻo, linh hoạt thích nghi với sự liên thông giữa các cấp học, giữa các ngành học đáp ứng nhu cầu học ở mọi trình độ và của mọi đối tượng, ở mọi lứa tuổi.

Cách tiến hành

- Các trường đại học và TTGDTX cấp tỉnh cùng có trách nhiệm rà soát lại các chương trình giảng dạy, những nội dung chương trình nặng nề do nhiều học phần đã quá lạc hậu, đặc biệt nhiều học phần chống chéo nhau thì mạnh dạn sàng lọc, sắp xếp lại cho hợp lý.

- Công tác liên kết đào tạo đại học là nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương, nên trong xây dựng chương trình đào tạo cần chú ý đến nội dung gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Tổ chức toạ đàm, trao đổi với các cơ quan, các doanh nghiệp trong tỉnh. đặc biệt là các đơn vị có nhiều cán bộ đi học để biết được nội dung

chương tình đào tạo có sát với thực tế không; đồng thời thông qua điều tra xã hội học để biết về hiệu quả làm việc của các học viên đã tốt nghiệp ra trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)