Nâng cao trách nhiệm của các cơ sở liên kết đào tạo đại học

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (Trang 123 - 130)

- Nội dung chương trình đào tạo

3.2.2.Nâng cao trách nhiệm của các cơ sở liên kết đào tạo đại học

2. Với phương thức GDTX, các trung tâm có thể liên kết với nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo những chuyên ngành thực sự phù hợp và

3.2.2.Nâng cao trách nhiệm của các cơ sở liên kết đào tạo đại học

Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL cần quan tâm hơn nữa đến việc đổi mới tư duy và phương thức quản lý dạy học. Trung tâm phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ các hoạt động giáo dục nói chung và liên kết đào tạo nói riêng theo yêu cầu chỉ đạo, giải quyết có hiệu quả các vấn đề mà giáo dục đào tạo đặt ra như: xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục; xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung chất lượng đào tạo; tổ chức kiểm tra,

thanh tra. Những công việc cụ thể này không chỉ là của các Sở GD và ĐT mà còn phải là những nội dung cụ thể được đưa vào chương trình hành động của các TTGDTX cấp tỉnh.

Nội dung của biện pháp

Biện pháp nâng cao trách nhiệm trong công tác liên kết đào tạo bao gồm những nội dung sau:

* Chọn trường để liên kết đào tạo:

Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo tại các TTGDTX. Vì vậy, cấn chú ý :

- Chọn các trường ĐH, CĐ có uy tín, có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo, có đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy người lớn với các ngành nghề đào tạo phù hợp theo yêu cầu của các địa phương.

- Chọn các trường mà nơi đó Ban giám hiệu, phòng đào tạo có sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng hỗ trợ đối với công tác liên kết đào tạo ở các trung tâm. Đặc biệt là ở các địa phương còn khó khăn, thiệt thòi trong sự nghiệp GD-ĐT. - Bên cạnh đó, cũng phải tính đến hiệu quả kinh tế trong quá trình liên kết đào tạo, tức là chọn các trường để công việc tổ chức, đưa đón giáo viên được thuận lợi, ít tốn kém.

* Nâng cao trách nhiệm quản lý trong quá trình liên kết đào tạo:

Trong phương thức liên kết đào tạo của các trung tâm với các trường ĐH, CĐ, trung tâm chịu trách nhiệm tổ chức lớp học, quản lý về hành chính việc dạy của giáo viên, việc học của học viên trên lớp, lo nơi ăn, ở và các điều kiện phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên... các trường đại học chịu trách nhiệm về xây dựng chương trình, phân công giáo viên giảng dạy, tổ chức lớp thi hết học phần, đánh gia kết quả học tập, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp cho học viên. Tất cả công việc này sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có sự phối hợp đồng bộ giửa trung tâm với các trường đại học.

Để quản lý được tốt quá trình đào tạo ngay từ đầu phải có sự phân cấp quản lý rõ ràng trong hợp đồng đào tạo giữa các trường đại học và các TTGDTX cấp tỉnh.

* Quản lý chặt chẽ chương trinh và thời gian giảng dạy:

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, chương trình và hoạt động giảng dạy là việc đổi mới việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo đã đề ra và hoạt động giảng dạy của giảng viên, trong đó:

+ Tăng cường làm việc với các trường ĐH, CĐ liên kết đào tạo về vấn đề giáo viên giảng dạy.

+ Lãnh đạo phòng đào tạo gặp gỡ và trao đổi với giáo viên các trường ĐH, CĐ về tình hình liên kết đào tạo của trung tâm và của từng lớp.

+ Tăng cường quản lý chương trình giảng dạy các môn học thông qua sổ đầu bài.

+ Quy định giờ giấc dạy và học bằng hiệu lệnh chung.

+ Tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của học viên về việc thực hiện lịch học, tình hình giảng dạy, tiếp thu bài giảng …

- Để đổi mới quản lý hoạt động giảng dạy cần tiến hành:

+ Phòng Đào tạo phải thường xuyên liên lạc và trao đổi với các khoa, phòng của trường liên kết đào tạo để các trường cử giáo viên giảng dạy đến trung tâm có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học viên hệ KCQ tại TTGDTX.

+ Ghi sổ đầu bài để quản lý việc thực hiện nội dung môn học theo đúng kế hoạch đào tạo. Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn cán sự lớp (lớp phó phụ trách học tập) cách ghi sổ đầu bài, ghi rõ nội dung từng buổi học, từng ngày học và cuối mỗi buổi học, ngày học xin chữ ký xác nhận của giảng viên. Đây cũng là hình thức nhắc nhở tế nhị để giảng viên tuân thủ nội dung giảng dạy môn học đã được quy định. Sổ đầu bài cũng chính là tài liệu lưu trữ cho công tác thanh tra, kiểm tra vào cuối năm học được thuận lợi.

+ Sử dụng hiệu lệnh chuông ở từng phòng học, lớp học và giao cho một cán bộ phòng Hành chính điều hành thống nhất thời gian vào lớp, thời gian nghỉ giữa giờ và thời gian kết thúc buổi học của tất cả các lớp.

+ Sau mỗi môn học giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của học viên về việc thực hiện lịch học, tình hình giảng dạy, tiếp thu bài giảng sau đó tổng hợp các ý kiến và báo cáo phòng Đào tạo để phòng Đào tạo trao đổi với giảng viên những vấn đề tồn tại, qua đó đảm bảo quyền lợi của học viên.

+ Phòng đào tạo làm việc với giảng viên trong buổi đầu tiên của môn học về tình hình liên kết đào tạo của trung tâm và của từng lớp, tình hình CSVC, điều kiện ăn ở của giảng viên, giới thiệu giảng viên trên lớp, nhằm thể hiện sự quan tâm của trung tâm tới giảng viên, qua đó giảng viên sẽ hiểu rõ về tình hình liên kết đào tạo của trung tâm để có những kế hoạch phù hợp.

- Để thực hiện kế hoạch, chương trình và hoạt động giảng dạy có hiệu quả, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa phòng đào tạo của trung tâm với các

khoa, phòng của các trường ĐH, CĐ liên kết đào tạo.

- Giảng viên các trường ĐH, CĐ liên kết đào tạo có tinh thần phối hợp tích cực với trung tâm trong các biện pháp quản lý thực hiện kế hoạch, chương trình và hoạt động giảng dạy.

- Phải có sự phân công công việc rõ ràng cho các cán bộ phòng Đào tạo, phòng Hành chính và giáo viên chủ nhiệm để mọi người chủ động trong công việc của mình.

- Phòng Hành chính phải chuẩn bị nguồn tài chính để lắp đặt và quản lý hệ thống chuông báo cho từng phòng học. Cử nhân viên trực, điều hành thời gian vào lớp, nghỉ giữa giờ và tan học theo hiệu lệnh chuông.

* Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập:

- Quản lý hoạt động học tập nhằm giáo dục cho người học ý thức học tập chuyên cần và xây dựng động cơ học tập đúng đắn; biết cách xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân.

- Quản lý hoạt động học tập của học viên bao gồm:

+ Thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy của các trường ĐH, CĐ và trung tâm.

+ Bố trí học viên ngồi theo sơ đồ quy định.

+ Kiểm tra, theo dõi số ngày, số tiết học tập của từng học viên trên lớp trong từng buổi học và từng môn học.

+ Tăng cường công việc gửi phiếu nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình vào cuối kỳ học, năm học.

+ Giáo viên chủ nhiệm lớp sau mỗi môn học, kỳ học, năm học có báo cáo tình hình học tập của học viên gửi về phòng đào tạo.

+ Tăng cường việc duyệt lại danh sách lớp.

+ Đặt hòm thư góp ý để kịp thời giải quyết những vướng mắc, kiến nghị của học viên đối với các trường ĐH, CĐ và trung tâm.

- Để tiến hành quản lý hoạt động học tập của học viên chúng ta cần: + Trước khi bước vào kỳ học mới, năm học mới đặc biệt là trước khi bắt đầu năm học thứ nhất của khóa học, phòng đào tạo và giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức buổi học tập quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo và nội quy của các trường ĐH, CĐ và trung tâm. Nhất là trong giai đoạn hiện nay cả ngành giáo dục “nói không với tiêu cực trong thi cử” để các học viên xác định được động cơ học tập đứng đắn.

+ Vào đầu kỳ học, năm học phòng đào tạo và giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban cán sự lớp thống nhất sơ đồ bố trí chỗ ngồi cho học viên theo tổ. Bảng sơ đồ bố trí vị trí chỗ ngồi cho từng tổ, từng học viên được dán ở trên lớp. Giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp mỗi người một bản để theo dõi và điểm danh học viên trên lớp.

+ Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp điểm danh học viên ở trên lớp vào đầu buổi học hoặc giữa giờ học hoặc cuối buổi học. Kết thúc môn học, giáo viên

chủ nhiệm phải thống kê đầy đủ, chi tiết từng buổi học, ngày học, số tiết nghỉ, số ngày nghỉ của từng học viên để làm cơ sở cho việc xét duyệt tư cách dự thi hết môn của học viên. Trong công việc kiểm tra, theo dõi học viên trên lớp phải tiến hành đột xuất, không báo trước, không theo quy luật thời gian và điểm danh theo sơ đồ để không làm ảnh hưởng tới thời gian giảng bài của giảng viên.

+ Cuối mỗi năm học phòng đào tạo làm việc với các khoa, phòng của các trường ĐH, CĐ để có điểm thi kết thúc môn học của các lớp, sau đó tổng hợp và gửi phiếu nhận xét, đánh giá kết quả học tập từng môn học trong kỳ học đó về cơ quan công tác hoặc gia đình của mỗi học viên. Đây chính là hình thức phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục. Việc gửi phiếu này nhằm mục đích: một là, thông qua cơ quan và gia đình động viên và khích lệ kịp thời những học viên có kết quả học tập tốt; hai là, đây cũng là hình thức trung tâm thông báo kịp thời cho cơ quan và gia đình những vấn đề chưa tốt của học viên trong học tập để cơ quan và gia đình kịp thời nhắc nhở những học viên, qua đó giúp học viên tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình tốt hơn.

+ Cuối năm học phòng đào tạo kết hợp với giáo viên chủ nhiệm duyệt lại danh sách lớp những học viên không thực hiện đầy đủ quy định và quy chế học tập trong năm học. Báo cáo lãnh đạo trung tâm những học viên không tham gia học nhiều môn học trong thời gian dài, kết quả thi, kiểm tra nhiều môn học trong năm học không đạt yêu cầu và vi phạm quy chế đào tạo để đề nghị các trường ĐH, CĐ liên kết đào tạo loại khỏi danh sách những học viên này. Đây chính là biện pháp răn đe những học viên khác, giúp họ nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, qua đó đảm bảo chất lượng đào tạo.

+ Phòng Đào tạo đặt các hòm thư góp ý, để học viên có những vấn đề không thể trực tiếp trao đổi với cán bộ của trung tâm có thể gửi phiếu góp ý

kiến về họat động giảng dạy và học tập; nhưng mâu thuẫn trong quá trình học tập… Cuối tuần phòng đào tạo thu thập các phiếu góp ý kiến ở các hòm thư góp ý để có thể nắm bắt được tất cả những vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của học viên, qua đó trung tâm có thể giải quyết cơ bản những vướng mắc trong liên kết đào tạo của trung tâm.

- Để thực hiện được những điều này cần:

+ Phòng đào tạo phải xây dựng được chương trình, kế hoạch đào tạo của trung tâm theo từng năm học và có sự giúp đỡ của các khoa, phòng của các trường ĐH, CĐ liên kết đào tạo. Mỗi cán bộ của phòng đào tạo phải chuyên trách một phần việc để chủ động phối hợp với phòng hành chính - tổng hợp, các tổ và ban cán sự các lớp.

+ Phòng học phải đảm bảo cho hoạt động giảng dạy, học tập và chỗ ngồi cho học viên.

+ Công việc điểm danh và theo dõi số tiết học trên lớp của học viên, là một công việc tốn nhiều công sức và thời gian. Do vậy, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm cao và sự nhiệt tình, sáng tạo để hoàn thành công việc được giao.

Cách tiến hành

- Đối với các trường ĐH,CĐ:

Là đơn vị chịu trách nhiệm về quản lý kế hoạch đào tạo và giám sát việc thực hiện nội dung chương trình. Các trường cần xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp với hệ KCQ; vì đạo tạo tại địa phương nên có một phần chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương, gắn liên học tập với thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo. Có biện pháp phối hợp với trung tâm và các cơ quan ở địa phương để đánh giá quá trình dạy của giáo viên, quá trình học của học viên để kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo một cách chính xác.

- Đối với các TTGDTX:

Hàng năm, trung tâm cấn phải chủ động lên kế hoạch về thời gian học tập của từng lớp, về cơ sở trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, cho công tác phục vụ, lo nơi ăn ở cho giáo viên thỉnh giảng và học viên. Sau đó thống nhất với các trường để đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình của kỳ học, năm học.

Việc xây dựng kế hoạch cần chú ý đến các điều kiện cụ thể của đối tượng học viên là vừa làm, vừa học, vì vậy, cần phải có sự cân đối hài hoà giữa công tác và học tập.

Trung tâm quản lý quá trình liên kết đào tạo bằng kế hoạch cũng nhằm tận dụng tối đa các điều kiện về nhân lực, phương tiện để đạt mục đích giúp học viên có đủ thời gian tham gia học tập và có cơ hội tiếp thu kiến thức ở mức cao nhất.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (Trang 123 - 130)