Sử dụng nhiều số từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình (Trang 41 - 46)

1. 2 Về Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên

2.1.3. Sử dụng nhiều số từ

Có thể nói, việc sử dụng nhiều số từ chính là một đặc điểm nổi bật trong các chƣơng trình thời sự. Tƣ liệu khảo sát cho thấy 100% văn bản thời sự có sử dụng số từ.

Ví dụ:

(11) “Đoàn công tác Bộ giáo dục CHDCNH Lào thăm và làm việc tại

Đại học Thái học Thái Nguyên

Ngày 16/9 đoàn công tác của bộ giáo dục và đào tạo Nƣớc cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã sang thăm và làm việc với ĐH Thái Nguyên.

Đoàn công tác do Vụ trƣởng vụ đào tạo Bộ giáo dục CHDCND Lào dẫn đầu, cùng lãnh đạo một số trƣờng đại học, cao đẳng kỹ thuật, trung tâm phát triển đào tạo nghề tại Thủ đô Viêng Chăn, đã trao đổi với lãnh đạo ĐHTN về những vấn đề hai bên quan tâm trong hợp tác liên kết đào tạo giáo dục đại học và trên đại học. ĐHTN hiện đào tạo trên 100 ngành nghề trình độ đại học, trên 40 chuyên ngành thạc sĩ, hơn 20 chuyên ngành tiến sĩ, có khả năng kiểm định chất lƣợng đào tạo, đƣợc đánh giá là môi trƣờng hấp dẫn đối với những ngƣời làm công tác giáo dục và những ngƣời có nhu cầu học tập của nƣớc bạn. ĐHTN xác định giúp đỡ CHDCND Lào đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ quốc tế quan trọng.

Đoàn cũng đã đến thăm trƣờng Đại học KTCN một trong các trƣờng đại học thuộc ĐHTN, có bề dày truyền thống trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề kỹ thuật cao cho khu vực Đông Bắc và cả nƣớc.Năm học 2009-2010 nhà trƣờng vừa đón nhận 32 sinh viên Lào đàu tiên đến học tập tại trƣờng, hai bên đều nhận thấy cơ hội liên kết đào tạo giữa trƣờng ĐHKTCN và các trƣờng đại học, cao đẳng kỹ thuật của Viêng Chăn là rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lớn, sau khóa học sinh đầu tiên này, sẽ có thêm nhiều chƣơng trình liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và các trƣờng của bạn trong thời gian tiếp theo./.

T/h: Lê Nhung – Đình Lộc”

(12) ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐỒNG HỶ

Sáng 6/11, huyện Đồng Hỷ đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số của huyện. Tham dự đại hội có hơn 200 đại biểu là các cá nhân, đại diện cho các tập thể có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển dân tộc miền núi của Đồng Hỷ. Đại hội đƣợc tổ chức nhằm giá biểu dƣơng, tôn vinh các tập thể, cá nhân là ngƣời dân tộc thiểu số điển hình tiên tiến có nhiều thành tích xuất sắc qua các thời kỳ, nhất là trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Đ/c Hoàng Quốc Vƣợng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đ/c Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch MTTQ tỉnh cùng đại diện một số cơ quan, ban ngành của tỉnh đã đến dự và chúc mừng đại hội.

Đồng Hỷ là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh TN với 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 61% với dân số trên 70.000 ngƣời, còn lại là dân tộc thiểu số với hơn 44 nghìn ngƣời. Trong nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây đã luôn nêu cao truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết lâu đời để cùng đồng lòng đồng thuận vì sự phát triển KTXH trên địa bàn. Cụ thể nhƣ trong sản xuất nông nghiệp, với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHKT đã luôn duy trì mức tăng trƣởng hàng năm từ 7 đến 10%; sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản và dịch vụ luôn có bƣớc phát triển khá; lĩnh vực văn hóa xã hội đạt nhiều thành tựu với việc đảm bảo 100% trẻ đến độ tuổi đều đƣợc đến trƣờng, các xã vùng sâu, vùng khó khăn đều có trƣờng học kiên cố. Việc thực hiện công tác dân tộc đƣợc quan tâm với việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án đầu tƣ, các chính sách phát triển kinh tế nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ngày một nâng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trong các lĩnh vực phát triển KTXH đã xuất hiện nhiều tấm gƣơng là đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp dân tộc và miền núi của địa phƣơng.

PB: Bà Lƣơng Thị Liên – GV Trƣờng THCS Chùa Hang 2- Đồng Hỷ Bà Lý Thị Liên – xóm Ba Đình – Tân Long – Đồng Hỷ

Tại Đại hội đã thông qua “Quyết tâm thƣ” trong đó khẳng định quyết tâm đoàn kết nhất trí của đồng bào các dân tộc huyện Đồng Hỷ trong việc thực hiện tốt mọi đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; tích cực hƣởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, tích cực tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

Đại hội cũng đã trao kỷ niệm chƣơng vì sự nghiệp phát triển các dân tộc cho các đại biểu tham dự ĐH và trao giấy khen của UBND huyện Đồng Hỷ cho 17 tập thể, 25 cá nhân có nhiều thành tích trong sự nghiệp phát triển dân tộc miền núi của huyện.

Thu Trà – Thành Trung”

Theo tƣ liệu đã thống kê, chƣơng trình thƣờng sử dụng các loại số từ cơ bản sau:

- Số từ chỉ ngày tháng năm. ( thời gian) Ví dụ

(13) “Sáng 11-4, HĐND tỉnh TN khóa XI đã tổ chức kỳ họp bất

thƣờng lần thứ 2, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2004-2011 dƣới sự chủ trì của đ/c Nguyễn Văn Vƣợng, Bí thƣ tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh. Dự kỳ họp có đại diện Ủy ban thƣờng vụ quốc hội, Bộ nội vụ; các đ/c trong BTV tỉnh ủy, Thƣờng trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở ban ngành, các địa phƣơng, các tổ “chức đoàn thể trong tỉnh” ( HĐND tỉnh họp bất thƣờng lần 2 -11/4/2010)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(14) “Cũng theo Bảo hiểm xã hội tỉnh, chậm nhất đến ngày

15/1/2010, việc cấp đổi thẻ trên địa bàn toàn tỉnh sẽ hoàn tất.”( cấp thẻ bảo hiểm y tế mới 4/2010.

Những câu chứa số từ chỉ thời gian thƣờng ở ngay phần đầu các tin bài, thể hiện tính sự sự, tính cập nhật của tin tức.

- Số từ chỉ số liệu thống kê Vi dụ

(15) “Nhờ đó mà trong 5 năm qua đã có trên 8000 giáo viên dạy giỏi,

hơn 1000 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhiều đồng chí là chiến sĩ thi đua nhiều năm liền” ( Hiệu quả từ một phong trào thi đua-11/9/)

(16 Dự án có sự tham gia của 28 hộ nông dân trên diện tích thử nhiệm

là 5ha. Quá trình thử nghiệm cho thấy tổ hợp giống VL20 có thời gian sinh trƣởng trung bình 120 ngày,năng suất đạt khoảng trên 30 tạ/ha..” ( Hội thảo giống lúa lai F1 VL20 – 31/10”.

(17) “Vụ xuân năm 2010, huyện Định Hoá đã gieo cấy đƣợc hơn 3,4

nghìn ha lúa, đạt 99% kế hoạch” (Có dấu hiệu bệnh vàng lùn hại lúa non ở

Định Hoá 6/4/201)

Số từ chỉ số liệu thống kê thƣờng nằm ở phần thân của tin bài. Giá trị của các số từ có ý nghĩa này ở chỗ chúng diễn thuyết, chứng minh cho một nhận định nào đấy. Do vậy mà nhận định đƣợc đƣa ra trở nên thuyết phục hơn.

- Số từ chỉ tỷ lệ phần trăm

Ví dụ:

(18) “Đồng Hỷ là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên với 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 61% với dân số trên 70.000 ngƣời, còn lại là dân tộc thiểu số với hơn 44 nghìn ngƣời” (Đại hội các dân tộc thiểu số Đồng Hỷ /11/2009)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Vụ xuân năm 2010, huyện Định Hoá đã gieo cấy đƣợc hơn 3,4 nghìn ha lúa, đạt 99% kế hoạch.”

Cũng giống nhƣ các loại số từ chỉ số liệu thống kê, các số từ chỉ tỷ lệ phần trăm thƣờng nằm ở phần thân của tin bài và ƣu điểm của chúng là giúp cụ thể hóa thông tin đƣợc thông báo. Nhờ số từ tỷ kệ phầm trăm ngƣời xem dễ hình dung hơn về số liệu trong thông tin chƣơng trình cung cấp cho khán giả.

- Số từ chỉ tuổi tác

Ví dụ: (19) “Nhập ngũ năm 1963 khi vừa tròn 20 tuổi Ông Hồng chia

tay ngƣời vợ trẻ mới cƣới lên đƣờng làm nhiệm vụ thiêng liêng.”

“Có một câu chuyện cảm động ít ngƣời biết, một câu chuyện có hậu về một ngƣời con gái lấy chồng từ tuổi 19, sau ngày cƣới không lâu đã tiễn chồng vào Nam chiến đầu. Chƣa kịp có niềm vui con trẻ, vẫn chờ đợi 12 năm với niềm tin mãnh liệt, rằng ngƣời ấy sẽ trở về”

Số từ tuổi tác thƣờng xuất hiện trong các tin, bài nói về nhân vật thời sự. Giúp cung cấp thông tin về đặc điểm tuổi tác của nhân vật chính là vai trò của các số từ có ý nghĩa này. Nhờ vậy mà ngƣời xem tiếp nhận đƣợc đầy đủ hơn, toàn diện hơn về nhân vật đƣợc đề cập đến trong chƣơng trình thời sự.

Thống kê qua tƣ liệu văn bản của chƣơng trình thời sự truyền hình Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ câu có chứa số từ chiếm 53% tổng số câu trong các văn bản. Câu chứa số từ ít nhất là một câu nhiều có tới 4 số từ

VD: (20) “Năm 2009, Cơ cấu kinh tế của Thành phố tiếp tục chuyển

dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, thu ngân sách đặt 332 tỷ đồng, tăng hơn 14%; GDP bình quân đầu ngƣời tăng 4,6 triệu đồng…” (KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 13, HĐND TP THÁI NGUYÊN KHOÁ XVI)

Những con số làm cho các tác phẩm báo chí có sức thuyết phục. Khác với ngôn ngữ của báo viết, ngôn ngữ truyền hình chọn cách làm tròn gần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đúng, để con số trở nên dễ hiểu. Ví dụ sẽ chọn các viết “trên 7000 ngƣời” thay cho “7010 ngƣời” (Đại hội các dân tộc thiểu số Đồng Hỷ /11/2009); hay “trên 30 tạ /ha” thay cho “30,2 tạ/ha ..” (Hội thảo giống lúa lai F1 VL20 – 31/10”. Tuy nhiên có những con số phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối nhƣ

“Vụ tai nạn làm chết 31 ngƣời” thì không thể là “hơn 30 ngƣời” đƣợc. Để con số đảm bảo tính thuyết phục, trong ngôn ngữ thời sự truyền hình đƣa ra những con số quá nhỏ nhƣ “vụ mùa năm nay sản lƣợng tăng 1% so với cùng kỳ”.

Với những số từ các tin bài đảm bảo tính thời sự, chính xác. Có những con số mang tính thuyết phục, có thể thay đổi cả một nếp nghĩ của một cộng đồng ví dụ nhƣ con số về năng suất của một giống lúa mới, một loại cây trồng mới có thể thuyết phục cho ngƣời dân của một địa phƣơng thay đổi tập quán, thói quen canh tác. Một con số có thể chứng minh tội ác ấy là vô cùng man rợ hay là có thể đƣợc giảm nhẹ…Nhƣ vậy vai trò của con số trong các tin bài là một yếu tố quan trọng mà các nhà báo cần sử dụng dụng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)