Ngữ điệu xử lý cho các khúc đoạn đặc biệt của văn bản

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình (Trang 93 - 95)

1. 2 Về Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên

3.4.Ngữ điệu xử lý cho các khúc đoạn đặc biệt của văn bản

Nhƣ đã trình bày, trong các chƣơng trình thời sự truyền hình, ngay từ đầu chƣơng trình bao giờ ngƣời dẫn cũng giới thiệu Hedlind…có thể là những câu, cụm từ mang tính khái quát, hoặc trong nhiều chƣơng trình các SP phải thể hiện tít tin bài thông thƣờng. Sau đây là một số tít đã đƣợc sử dụng

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẠI TỪ LẦN THỨ XXII

CÓ DẤU HIỆU BẸNH VÀNG LÙN HẠI LÖA NON Ở ĐỊNH HÓA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN THỰC HIỆN GIÁM SÁT

VẬN CHUYỂN QUẶNG TRÁI PHÉP TẠI ĐỒNG HỶ KHÓ NGĂN CHẶN”

Tên (tít) của bài không phải là một câu. Khi thể hiện, ngữ điệu thể hiện của các SP thƣờng rõ ràng, tách bạch từng từ, nhịp chậm hơn so với đoạn văn thông tin. Cũng có thê đọc to hơn một chút. Trong khi đó lời dẫn của mỗi tin bài (Sapo) SP sử dụng ngữ điệu nhanh, giọng nhẹ hơn. So với lời dẫn, nội dung thể hiện quan trọng nhất là thân tin bài (trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta có thể bỏ sapo). Nhƣng trong nhiều trƣờng hợp khác, lời dẫn giữ vai trò quan trọng, tạo ra ngữ cảnh tốt, cung cấp thêm tin để khán giả hiểu sâu hơn ở phần tin. Là thông tin phụ nhƣng không phải không quan trọng, song nếu sapo đƣợc thể hiện giống tin thì sẽ không tạo ra sự phân biệt. Ví dụ:

(31) Nhƣ thông tin chúng tôi đã đƣa, vào ngày 31/8/2008 tại khu vực

tổ 25 phƣờng Quang Trung, TPTN đã xảy ra vụ việc mâu thuẫn, gậy sự, đánh chém, gây rối trật tự công cộng của nhiều đối tƣợng dẫn đến hậu quả 2 đối tƣợng bị tử vong và nhiều đối tƣợng khác bị thƣơng đã gây xôn xao dƣ luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trên địa bàn tỉnh TN trong suốt thời gian qua và trong các ngày từ 5 – 8/4/2010, Tòa án nhân dân tỉnh TN đã tiến hành xét xử sở thẩm vụ án này đối với 13 bị cáo. Theo trình tự thủ tục có đơn kháng án của các bị cáo nên ngày 1/7/2010, Tòa án nhân dân tỉnh tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án trên” ”(

TAND TỈNH TN XÉT XỬ PHÖC THẨM VỤ ÁN “GIẾT NGƢỜI” VÀ“GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG” ĐỐI VỚI 13 BỊ CÁO -1/7/2010). Sau lời dẫn, phần thân tin sẽ đi vào phản ánh, đƣa tin các hoạt động chủ yếu diễn ra trong phiên tòa phúc thẩm…Thiếu lời dẫn ngƣời xem khó hình dung toàn bộ vụ án xảy ra, trong trƣờng hợp này lời dẫn (sapo) là cần thiết.

Trong nhiều tin bài có phần chú ngữ - để phân biệt chú ngữ với bản tin chú ngữ đƣợc đọc nhẹ hơn, nhịp nhanh hơn.

(32) “Qua chƣơng trình hợp tác này, Hội Saemaul của tỉnh

Gyeongsangbuk đã hỗ trợ địa phƣơng xây dựng thí điểm mô hình làng mới (Saemaul Undong) theo kiểu Hàn Quốc tại huyện Đại Từ“... (Thành lập sở

ngoại vụ - 4/4/2010).

Đối với các địa danh, hoặc tên nƣớc ngoài, do đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Việt, các địa danh (tên ngƣời tên đất) tiếng Việt rất dễ bị nhầm với các từ.Ví dụ ở xã Phấn Mễ huyện Phú Lƣơng của tỉnh Thái Nguyên có những xóm có tên nhƣ: Hái Hoa, Hòa Bình, Dân Chủ... Trƣớc hiện tƣợng này các SP sẽ đọc ngắt ra từng tiếng, tròn vành rõ chữ, ngữ điệu của câu không đƣợc can thiệp vào.

Còn đối với các con số và tên năm, tháng, thƣờng đƣợc đọc chậm lại, rõ ràng. Nhiều khi trên văn bản chỉ thể hiện “Ngày 24//11/2009“ (Thành lập sở ngoại vụ -4/4/2010) SP phải lại đọc là: ngày hai tƣ tháng mƣời một năm hai nghìn không trăm linh chín“, tức là phải Việt Nam hóa con số hay chuyển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong nhiều chƣơng trình thời sự có một loại văn bản khác biệt, nếu đặt trong tổng thể một chƣơng trình thời sự nó sẽ là một khúc đoạn đặc biệt nên ngƣời thực hiện luận văn tạm xếp vào tiểu mục này đó là các văn bản chỉ thị, nghị quyết, thông báo.... Ví dụ nhƣ chỉ thị công bố dịch cúm AH1N1 trên gia cầm trên địa bàn hay chỉ thị phòng chống lụt bão...vv.. Các văn bản này thƣờng đƣợc ngƣời dẫn chƣơng trình thể hiện, và thể hiện đơn thuần là đọc chứ không phải là dạng thức nói nhƣ khi các SP thể hiện các văn bản khác. Chính vì thế ngữ điệu của thể hiện của các văn bản dạng này cũng đơn giản hơn với tiết tấu chậm rãi, rõ ràng. Không có ngữ điệu thể hiện chức biểu cảm hay chức năng dụng học...

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình (Trang 93 - 95)