1. 2 Về Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên
2.2.4. Chủ yếu dùng từ một nghĩa (ít dùng từ đa nghĩa)
Là một chƣơng trình chính luận, chƣơng trình thời sự đặt đích cung cấp thông tin lên tiêu chí hàng đầu. Yêu cầu của thông tin là phải đầy đủ và chính xác. Do vậy mà từ ngữ đƣợc sử dụng trong các chƣơng trình thời sự thƣờng chỉ hiểu một nghĩa và là nghĩa đen.
Ví dụ:
(21) Trải qua các vòng thi sơ khảo rồi đến chung khảo, chị Hàn Thị
Phƣợng, giám đốc Trung tâm thẩm mỹ, ảnh viện Áo cƣới Việt Phƣợng đã vinh dự lọt vào top 20 ngƣời đẹp và thành đạt nhất cuộc thi và đạt đƣợc 1 trong số 17 giải phụ, giải quý bà có tính cách năng động nhất do BTC cuộc thi dành cho các thí sinh xuất sắc nhất tham dự đêm chung kết. Là một trong những doanh nhân trẻ tiêu biểu của tỉnh TN, nhiều năm qua, chị Hàn Thị Phƣợng đã cùng cộng đồng doanh nhân của tỉnh TN tham gia đóng góp công sức vào các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hoạt động phát triển kinh tế XH, các hoạt động nhân đạo từ thiện tại địa phƣơng. Đến với cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt năm 2009, chị đã cùng các thí sinh, các quý bà đẹp và thành đạt đến từ mọi miền của đất nƣớc trải qua các hoạt động rất phong phú nhƣ từ thiện, hoạt động xây dựng cộng đồng. Và họ thực sự đã thể hiện đƣợc vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và sắc vóc của mình tại cuộc thi. Cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt VN năm 2009 nhằm tôn vinh những hình mẫu phụ nữ hiện đại, “giỏi việc nƣớc, đảm việc nhà”, thể hiện sự thừa nhận của xã hội đối với phong cách sống, sắc đẹp, sức quyến rũ và tri thức của ngƣời phụ nữ hiện đại.
Nội dung phát thanh yêu cầu để ngƣời nghe hiểu tức thời nên ít dùng những từ đa nghĩa. Bởi muốn hiểu những từ đa nghĩa ngƣời nghe phải mất thời gian suy luận. Tuy nhiên dù sử dụng đa phần là từ một nghĩa nhƣng ngôn ngữ thời sự không mất đi tính chiến đấu cần thiết, không giảm đi tính thuyết phục đôi với khán giả.
2.1.5.Dùng từ dễ hiều, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng.
Bên cạnh việc sử dụng lớp từ văn hóa, gọt giũa, các văn bản của chƣơng trình thời sự truyền hình còn sử dụng là những từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng.
Ví dụ:
(22) “Qua vấn đề nêu trên có thể thấy một chủ trƣơng đúng đắn hợp
với ý Đảng, lòng dân có tác dụng mạnh đến việc làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội vùng nông thôn miền núi, song khi triển khai xuống cấp cơ sở thì lại gặp quá nhiều ách tắc, vƣớng mắc khó khăn. Thế mới biết vấn đề con ngƣời có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong khi các địa phƣơng trong tỉnh đang mong mỏi đƣợc hƣởng dự án thì ở Võ Nhai sức ỳ vẫn còn là trở ngại cho sự phát triển” (Tại sao tiến độ công trình đƣờng Vũ Chấn – Nghinh Tƣờng – Sảng Mộc chậm? 5/42010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để tạo đƣợc sự gần gũi dễ diểu, ngôn ngữ thời sự truyền hình sử dụng cách nói “Năm nay … năm ngoái”.
Ví dụ:
(23) “Năm nay, Tỉnh Đoàn Thái Nguyên đã huy động tài trợ đƣợc
500 áo mũ, ô che, băng rôn để phục vụ ở gần 30 chốt tƣ vấn; 10.000 sơ đồ điểm thi sẽ đƣợc phát cho thí sinh và ngƣời thân trong cả 2 đợt thi; hơn 12.000 nhà trọ giá rẻ hoặc miễn phí cũng đã đƣợc huy động sẵn sàng đón tiếp những thí sinh nơi xa có nhu cầu.” Thanh niên Thái Nguyên ra quân tiếp sức mùa thi năm 2010 -1/7/2010).
Một trong những nguyên tắc của hoạt động báo chí là “Tính nhân dân, tính đại chúng”. Nghệ thuật biểu hiện của nguyên tắc này là các tác phẩm báo chí phải phù hợp với trình độ hiểu biết, năng lực tiếp nhận và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của quảng đại quần chúng. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, các nhà báo của Đài PTTH Thái Nguyên đã thực hiện đúng yêu cầu “Viết sao cho giản đơn, dễ hiểu, thiết thực,
sao cho mỗi đồng bào, mỗi chiến sĩ đều đọc đƣợc, nhớ đƣợc” nhƣ lời dạy của
của Chủ tịch Hồ Chí Minh - ngƣời thầy của báo Chí cách mạng Việt Nam.