Ngữ điệu thể hiện các chức năng ngữ pháp

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình (Trang 83 - 85)

1. 2 Về Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên

3.3.2.Ngữ điệu thể hiện các chức năng ngữ pháp

Khảo sát các văn bản phát thanh chƣơng trình thời sự truyền hình cho thấy ngữ tiếng Việt đƣợc chia làm hai loại khác nhau tùy vào chức năng của nó đối với một câu - phát ngôn cụ thể.

Theo tác giả Đỗ Tiến Thắng, “ngữ điệu câu đơn trong tiếng Việt là một loại ngữ điệu đặc biệt”, “ngữ điệu câu đơn là ngữ điệu một tiêu điểm hay ngữ điệu “Trọn vẹn”. Các kiểu ngữ điệu: thấp, ngắt, cao phù hợp với từng loại câu đơn và phụ thuộc vào trọng âm.

(5) “ Hồ Núi Cốc giờ nhƣ một công trƣờng”.

Trong chƣơng trình thời sự truyền hình câu đơn đƣợc sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là câu đơn mở rộng các thành phần. Chính vì thế khi thể hiện đúng tạo ra ngữ điệu rất phong phú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tất cả các kiểu loại câu ghép đều có chung một cấu tạo ngữ điệu đó là ngữ điệu: Cao – thấp – cao. So với câu đơn, một tiêu điểm thì câu ghép có tới 3 tiêu điểm.

(6) “Vào chiều tối, các bao quặng đƣợc tập kết nhƣ thế này và nó sẽ

đƣợc vận chuyển ngay trong đêm”. (Vận chuyển quặng trái phép ở Đồng hỷ -

30/6/2010).

Chính kiểu ngữ điệu này khiến nhiều ngƣời nghĩ đến, hoặc lầm nó với âm điệu tiếng Việt. Khi phân loại câu theo mục đích phát ngôn, chúng ta thấy ngữ điệu thực hiện chức năng là chất keo làm cho từ ngữ trở thành câu, đồng thời nó cũng là dấu hiệu khu biệt loại hình câu. Các câu có thể là trần thuật, nghi vấn hay cầu khiến thùy thuộc chỗ nó mang ngữ điệu gì.

Câu kể hay còn gọi là câu trần thuật, câu tƣờng thuật, câu miêu tả là “loại câu có nội dung cơ bản là nêu lên, nói về các sự kiện, các hiện tƣợng, các tình trạng hoặc hành động.

(7) “Ngày 6/4, tại bảo tàng văn hoá các dân tộc VN đã diễn ra lễ khai

mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Còn mãi với thời gian” của nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Thi.”; “Triển lãm là một minh chứng cho sự khao khát kiếm tìm những khoảnh khắc đẹp để dâng hiến cho cuộc sống hôm nay và mai sau”.

Các ý kiến nêu lên không đòi hỏi ngƣời nghe đáp lại mà để ngƣời nghe biết và đồng tình hoặc tƣ duy cùng với mình. Ngữ điệu của câu kể tạo ấn tƣợng chung là có sự lên giọng ở cuối câu.

Nếu nhƣ hoạt động ngữ điệu ở câu kể, câu trần thuật còn mờ nhạt thì ở câu hỏi hoạt động này đƣợc biểu hiện rất mạnh.

Trong câu hỏi, ấn tƣợng thính giác thấp ở đầu và rất cao ở phần kết thúc. (8) “Liệu đây có phải là hiện tƣợng “Đầu cơ tích trữ” nhằm kiếm lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(9)” Vấn đề đặt ra là tại sao vẫn có lỗ hổng lớn từ cấp nào mà ngƣời

moi quặng, kẻ đào vàng vẫn có cơ hội hoạt động công khai?” ( Khai thác

vàng trái phép tại huyện Đồng Hỷ - Trách nhiệm thuộc về ai? 4/8/2010). Câu cầu khiến của tiếng Việt dùng những trợ từ, hô ngữ và động từ, tính từ có sự giúp đỡ của âm điệu. Câu cầu khiến đƣợc thể hiện với ngữ điệu cực mạnh ở động từ vị ngữ của câu. Đây là sự khác biệt của câu cầu khiến với câu nghi vấn, nét cực cao của câu nghi vấn có thể di động từ vị từ đến hƣ từ hỏi. Ví dụ:

(10) “Đề nghị các cơ quan có chức năng của tỉnh TN cần khẩn trƣơng vào cuộc xử lí kịp thời tình trạng nêu trên”(Ô nhiễm môi trƣờng ở

Công ty cổ phần Hợp kim sắt 5/8/2010).

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình (Trang 83 - 85)