Xác định mức độ trọng yếu

Một phần của tài liệu Kiếm toán BCTC (Trang 63 - 65)

II. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính theo phơng pháp kiểm toán AS/2 tại Công ty Kiểm toán

2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

2.5. Xác định mức độ trọng yếu

Bớc tiếp theo trong phần lập kế hoạch kiểm toán tổng quát là xác định mức độ trọng yếu cho cuộc kiểm toán.

Mức độ trọng yếu là giá trị của sai sót dự tính nếu có thì sẽ gây ảnh hởng tới tính sát thực của việc trình bày thông tin trên BCTC, từ đó ảnh hởng tới quyết định của ngời sử dụng BCTC.

Hệ thống phơng pháp kiểm toán AS/2 cung cấp cho KTV cách xác định mức độ trọng yếu theo từng loại hình doanh nghiệp đó là các công ty cổ phần tung ra thị trờng chứng khoán, các công ty tham gia thị trờng chứng khoán và các công ty là chi nhánh của công ty xuyên suốt quốc gia mà Hãng cũng đợc bổ nhiệm làm kiểm toán viên. • Đối với các công ty không tham gia thị trờng chứng khoán mức độ trọng yếu th- ờng dựa trên các hớng dẫn sau:

+ 2% tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu.

+10% lợi nhuận sau thuế với giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục. + 0.5%- 4% tổng doanh thu theo bảng tỷ lệ xác định.

• Đối với các công ty là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia mà Hãng cũng đợc bổ nhiệm làm KTV thì mức độ trọng yếu thờng đợc xác định trên cơ sở doanh thu và ở mức độ cao hơn 2 bậc so với doanh nghiệp không tham gia thị trờng chứng khoán ở ngang bậc. Tuy nhiên, mức độ trọng yếu này luôn phải nhỏ hơn mức độ trọng yếu đợc xác định cho công ty mẹ.

Bảng số 2: Căn cứ xác định mức độ trọng yếu theo doanh thu. Đơn vị: 1000 VNĐ hoặc USD

Tổng doanh thu Tỷ lệ xác định % 500.000 4% 6000 3.5% 700 3.2% 800 3% 900 2.5% 1000 2% 2000 1.5% 6000 1% 10.000 0.8% 50.000 0.7% 300.000 0.6% >1000.000 0.5%

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, mặc dù các sở giao dịch chứng khoán đã đợc thành lập song số lợng các công ty cổ phần tham gia thị trờng chứng khoán cha nhiều nên phần lớn các khách hàng của VACO là các doanh nghiệp cha tham gia thị trờng chứng khoán.

Việc xác định mức độ trọng yếu, nh đã nói ở trên, là để VACO tính mức độ sai sót có thể chấp nhận đợc cho mục đích báo cáo, còn để thực hiện kiểm tra chi tiết đối với mỗi số d tài khoản thì cần thiết phải có một mức độ trọng yếu cụ thể hơn

Để đáp ứng thực tế đó phơng pháp kiểm toán AS/2 đã cung cấp cách xác định giá trị trọng yếu chi tiết (MP - Moneytary Precision). Giá trị trọng yếu chi tiết là giá trị đợc tính toán dựa vào nhng thờng nhỏ hơn mức độ trọng yếu đã xác định (thờng bằng 80-90% mức độ trọng yếu). Giá trị trọng yếu chi tiết đợc sử dụng để xác định sai sót chấp nhận đợc đôí với các giá trị chênh lệch ớc tính khi kiểm tra, phân tích sản phẩm mỗi tài khoản chi tiết.

Bản thân tính trọng yếu không có ảnh hởng gì đến quy mô của công ty hay các phần của BCTC, nhng những sai sót ở một phần nào đó hoặc trên tổng thể thì lại có thể ảnh hởng đến quyết định cuối cùng của ngời sử dụng BCTC. Vì vậy sai sót mang tính trọng yếu trên mỗi phần nhất định và đây cũng là lý do tại sao phải xây dựng giá trị trọng yêú chi tiết nhỏ hơn mức độ trọng yếu.

Giá trị trọng yếu chi tiết thờng đợc xác định dựa trên mức độ trọng yếu bằng những đánh giá mang tính nghề nghiệp và những phán đoán về sai sót mà KTV ớc tính sẽ gặp phải trong suốt cuộc kiểm toán, nhng thờng chỉ bằng 80-90% mức độ trọng yếu. Nếu giá trị trọng yếu chi tiết đợc xác định quá cao (chẳng hạn trên 90% mức độ trọng yếu) thì sẽ có rủi ro là các thủ tục kiểm tra lập kế hoạch sẽ không đạt đợc mục tiêu của chúng. Ngợc lại nếu giá trị trọng yếu chi tiết đợc xác định quá thấp thì khi đó KTVsẽ thực hiện việc kiểm tra nhiều hơn mức cần thiết và do đó gây lãng phí cho cuộc kiểm toán. Trong thực tiễn kiểm toán tại VACO, các nhóm kiểm toán thờng xuyên xác định giá trị trọng yếu chi tiết cho mỗi tài khoản bằng 80% mức độ trọng yếu.

Đối với Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành, nhóm kiểm toán của VACO chọn Tổng doanh thu làm căn cứ để tính toán theo mức độ trọng yếu và xác định giá trị trọng yếu chi tiết bằng 80% mức độ trọng yếu. Mặt khác, tổng doanh thu của 2 năm 1999 và 2000 đều hơn 1 trăm triệu VND, nên tỷ lệ xác định đợc lựa chọn là 0.5% (Xem bảng số 12: Căn cứ xác định mức độ trọng yếu theo doanh thu).

Với các dữ liệu này, ta có kết quả tính toán mức độ trọng yếu và giá trị trọng yếu chi tiết cho cuộc kiểm toán BCTC Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành nh sau:

Bảng 12: Mức độ trọng yếu và giá trị trọng yếu chi tiết của VPCT.

(Đơn vị tính: 1000 VND)

Năm nay (2000) Năm trớc (1999)

Mức độ trọng yếu

= Tổng doanh thu * 0.5% Giá trị trọng yếu chi tiết = 80% * Mức độ trọng yếu 1548.025 * 0.5% = 7740,125 6.192,1 2007.284 * 0.5% = 10.036,4 8.029,12

Một phần của tài liệu Kiếm toán BCTC (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w