Phân tích hoạt động kinh doanh của D&F

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 (Trang 54)

2.3.2.1. Về tình hình sản xuất

Tình hình sản xuất của D&F: sản lượng sản xuất qua các năm như sau: Bảng 2.5: Sản lượng sản xuất của D&F qua 3 năm 2008, 2009 và 2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Thịt heo Tấn 1.100 2.300 1.900

2. Thịt gà Tấn 600 900 700

3. Hàng chế biến Tấn 35 100 100

Tổng sản lượng Tấn 1.735 3.300 2.700

Với sản lượng sản xuất như trên, tính trung bình các năm qua hoạt động đạt khoảng 10% năng lực sản xuất, trong đó năm 2010: dây chuyền heo đạt 10%, dây chuyền gà đạt 11% năng lực sản xuất. Hiện tại, công nhân và các dây chuyền hoạt

động khoảng 3 giờ/ca/ngày.

Sản phẩm D&F đã được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam Chất lượng cao” trong 2 năm liền (năm 2009 và năm 2010).

2.3.2.2. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm và hệ thống kênh phân phối

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của D&F: Thông qua cầu nối là Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai, là công ty con của Tổng công ty, D&F đã được giới thiệu

đến các khách hàng thân thiết của Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai để thâm nhập vào các nơi có khả năng tiêu thụ lớn như: Công ty TNHH Metro Cash (Bình Phú, An Phú và Biên Hòa), hệ thống chuỗi siêu thị của Sài Gòn Co.op, siêu thị BigC, siêu thị

Vinatex và các bếp ăn ở các khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM,…. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của phân khúc thị trường siêu thị đối với thịt tươi chưa qua chế biến khoảng 100 tấn/ngày và sản phẩm chế biến các loại khoảng 10 tấn/ngày, D&F cung cấp chiếm khoảng 10% thịt tươi, và 5% sản phẩm chế biến cho hệ thống siêu thị, đồng thời các siêu thị tiêu thụ khoảng 90% sản lượng sản xuất của D&F.

- Kênh phân phối hiện nay của D&F:

+ Hệ thống siêu thị: Phân phối qua hệ thống siêu thị chiếm 90% sản lượng của D&F, bao gồm: Co.op Mart, BigC, Vinatex, Lotte, Metro và một số siêu thị tư nhân khác.

+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý: Kênh phân phối này chiếm khoảng 10% sản lượng của D&F, gồm 03 cửa hàng và 02 đại lý, toàn bộđều tại Đồng Nai.

- Ngoài 2 kênh phân phối trên, theo kế hoạch D&F có một số phân khúc thị

trường có thể phân phối trực tiếp, đây là những phân khúc thị trường có nhiều tiềm năng nhưng D&F chưa triển khai hoặc chỉ mới mức độ thăm dò, bao gồm phân khúc thị trường nhà hàng - khách sạn và các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp.

Qua trình bày trên và biểu đồ Hình 2.1, ta thấy sản phẩm D&F hiện nay tiêu thụ

chủ yếu thông qua hệ thống siêu thị, chiếm 90% sản lượng bán ra của D&F, do vậy sản lượng D&F bán ra quá phụ thuộc vào hệ thống siêu thị, D&F cần phải mở rộng các kênh phân phối khác và triển khai cung ứng cho các phân khúc thị trường có nhiều tiềm năng như nhà hàng - khách sạn, các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp… để phát triển thị trường và phát huy xây dựng thương hiệu D&F.

2.3.3. Phân tích tình hình tài chính

2.3.3.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F trong 3 năm 2008, năm 2009 và năm 2010.

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu 61.552 121.141 130.745

2 Chi phí 78.213 158.002 143.572

3 Kết quả hoạt động (lãi/lỗ) (16.661) (36.861) (12.827) 4 Thuế và các khoản nộp NSNN 2.216 4.934 1.876

Nguồn: Báo cáo tài chính của D&F các năm 2008, 2009 và 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình sản xuất kinh doanh của D&F sau 03 năm hoạt động vẫn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, doanh thu năm sau có cao hơn năm trước, nhưng chỉ tăng với tỉ lệ

rất nhỏ, vẫn chưa mang lại hiệu quả hoạt động cho D&F (lỗ), tổng số lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2010 là 66,349 tỷđồng, nguyên nhân lỗ do một số yếu tố sau:

- D&F mới xây dựng và hoạt động nên chi phí ban đầu cao như chi phí xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, phân bổ chi phí đầu tư ban đầu…

năm 2008 – 2010, Chính phủ đã nhiều lần thực hiện chính sách bình ổn giá và các siêu thị là những đối tượng đi đầu về chính sách bình ổn giá của Chính phủ. Theo đó, D&F là nhà cung cấp cho hệ thống siêu thị cũng thực hiện chính sách này nghiêm túc (vì là doanh nghiệp Nhà nước) nên giá đầu vào của D&F tăng cao (theo giá thị

trường) nhưng giá đầu ra không tăng hoặc tăng không đáng kể so với giá nguyên liệu

đầu vào do thực hiện chính sách bình ổn giá.

- Thị trường tiêu thụ còn nhỏ, sản phẩm D&F hiện cung cấp cho hệ thống siêu thị chiếm trên 90% thị phần của D&F, các phân khúc thị trường khác chưa phát triển. Việc phát triển thị trường thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả do sản phẩm chưa phong phú (sản phẩm chủ yếu của D&F là hàng tươi sống).

- Máy móc thiết bị của D&F hoạt động chưa đạt công suất thiết kế, năng lực sản xuất còn dư thừa nhiều.

Qua các biểu đồ tại Hình 2.2 và Hình 2.3, ta thấy sản phẩm thịt heo là sản phẩm chủ lực và đem lại doanh thu nhiều nhất cho D&F và sản phẩm chế biến chỉ chiểm tỉ

trọng nhỏ trong cơ cấu sản phẩm. Sản phẩm bán ra và doanh thu đem lại cho D&F năm sau đều cao hơn năm trước, tuy nhiên với sản lượng tiêu thụ và doanh thu này vẫn chưa mang lại lợi nhuận cho D&F sau 03 năm hoạt động do sản lượng sản xuất chỉ đạt khoảng trên 10% công suất thiết kế. Vì vậy, cần phải nỗ lực đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ hoặc bằng cách nào đó đưa công suất hoạt động của máy móc thiết bị đạt công suất thiết kế thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F mới có - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1,100 2,300 1,900 600 900 700 35 100 100 Thịt heo Thịt gà Sản phẩm chế biến

Hình 2.2: Sản lượng tiêu thụ qua 3năm 2008, 2009 và 2010

Hình 2.3: Doanh thu tiêu thụ qua 3năm 2008, 2009 và 2010

thểđược cải thiện và có lợi nhuận.

2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ số tài chính

Vì D&F đang lỗ nên tác giả chỉ tập trung phân tích ba hệ số tài chính đặc trưng, gồm Hệ số phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn; Hệ số về khả năng thanh toán và các chỉ số về hoạt động (không tính ROE, ROI), cụ thể như sau:

- Các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

- Cơ cấu tài sản 2008 2009 2010

Tỷ suất đầu tư vào Tài sản ngắn hạn

tài sản ngắn hạn = Tổng Tài sản x 100% = 38% 55% 71% Tỷ suất đầu tư Tài sản dài hạn

vào tài sản dài hạn = Tổng Tài sản x 100% = 62% 45% 29% - Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn x 100% = 25% 66% 133% Hệ số nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu Chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn x 100% = 80% 60% 42% Qua các hệ số trên cho thấy cơ cấu tài sản của D&F tương đối phù hợp, ngoại trừ hai chỉ tiêu sau:

+ Hệ số nợ đến cuối năm 2010 là 133%, cho thấy D&F chiếm dụng vốn của khách hàng nhiều, về mặt sử dụng vốn là tốt;

+ Tỷ suất tài sản ngắn hạn ngày càng tăng so với tổng tài sản, cho thấy D&F

đang tập trung công tác kinh doanh nhiều hơn công tác đầu tư (dài hạn). - Các hệ số về khả năng thanh toán trong 3 năm qua:

2008 2009 2010

Khả năng Tổng tài sản

thanh toán chung = Nợ phải trả = 5,20 2,54 1,75

Khả năng Tài sản ngắn hạn

thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn = 2,05 1,40 1,25 Khả năng Giá trị còn lại TSCĐ

thanh toán dài hạn = Nợ dài hạn = 315 237 176

Khả năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền và các khoản tương

đương tiền

thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn = 0,15 0,04 0,22 Qua các hệ số trên cho thấy khả năng thanh toán của D&F là tốt, ngoại trừ khả

năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, hệ số này nhìn nhận cả hai khía cạnh sau:

+ Về tài chính: Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy D&F đang sử dụng vốn tốt, theo các chuyên gia tài chính cho rằng ngưỡng an toàn không nhỏ hơn 0,2; đối với D&F

đến năm 2010 hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,22 là tốt.

+ Về tính hoạt động liên tục: Khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 có thểảnh hưởng đến tình hình hoạt động liên tục của đơn vị, do khi gặp trường hợp bất thường không thể thanh toán ngay cho các chủ nợ ngắn hạn và các chủ nợ này có thể kiện ra tòa cho phá sản. Tuy nhiên, D&F là đơn vị trực thuộc Tổng công ty nên trong trường hợp cần thiết Tổng công ty sẽ hỗ trợ vốn để thanh toán nhanh cho các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, tính hoạt động liên tục của D&F vẫn đảm bảo.

- Các chỉ số về hoạt động:

2008 2009 2010

Số vòng quay Giá vốn hàng bán

hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân = 14 36 23 Số vòng quay Doanh thu thuần

các khoản phải thu = Số bình quân các khoản PT = 2,26 1,89 1,21 Vòng quay Doanh thu thuần

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn bình quân = 1,56 1,51 0,83 Vòng quay Doanh thu thuần

toàn bộ vốn = Tổng tài sản bình quân = 0,59 0,83 0,59 Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần

Vốn cốđịnh = Tài sản cốđịnh bình quân = 0,98 1,89 2,04 Qua các chỉ số hoạt động trên, ta thấy vòng quay các khoản phải thu thấp, vòng quay vốn thấp (nhỏ hơn 1), cho thấy D&F hoạt động kém hiệu quả, sử dụng vốn và tài sản cốđịnh phục vụ hoạt động chưa tốt.

Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn của D&F chưa cao, các chỉ số về hoạt động cho thấy D&F hoạt động vẫn còn kém, đặc biệt là đang lỗ.

2.3.4. Phân tích nguồn nhân lực 2.3.4.1. Về cơ cấu tổ chức 2.3.4.1. Về cơ cấu tổ chức

D&F là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm

Vì là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên cơ cấu tổ chức nhân sự của D&F đơn giản, gọn nhẹ nhưng giữa các phòng ban có sự liên hệ chặt chẽ, giúp dễ dàng nắm bắt

được cách thức hoạt động, quản lý và cách bố trí công việc trong Nhà máy. Mô tả tóm tắt chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Ban giám đốc: gồm có 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. Giám đốc quản lý chung, là người chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai, trực tiếp quản lý Phòng Tổ chức - Hành chánh và phòng Kế toán; Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và điều hành D&F khi Giám đốc vắng mặt, đồng thời trực tiếp điều hành các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: 01 Phó Giám đốc phụ trách Phòng Kinh doanh và Chuỗi cửa hàng D&F; 01 Phó Giám đốc phụ trách các Phân xưởng sản xuất, chế biến và Phòng Kỹ

thuật (xin xem sơ đồ tổ chức tại Điểm 1 Phụ lục 6).

2.3.4.2. Về nguồn nhân lực

D&F là đơn vị mới thành lập và hoạt động trong ngành có nhiều đặc thù, quy luật và tập quán kinh doanh có nhiều khác biệt so với những ngành nghề khác, chẳng hạn hoạt động chủ yếu vào ban đêm, giá cả từ nguyên liệu đến thành phẩm biến động liên tục, nguyên liệu đầu vào ít đồng nhất, có những công đoạn đến nay vẫn chưa có trường lớp đào tạo như pha lóc thịt...

D&F được đầu tư và trang bị máy móc thiết bị từ những nhà sản xuất khác nhau, không đào tạo chuyển giao công nghệ, nên thời gian đầu hoạt động, nhân lực của D&F hầu hết chưa am hiểu tường tận về lĩnh vực này, gặp khó khăn, không phối hợp tốt giữa các khâu và không đồng bộ, do đó hiệu quả làm việc chưa cao. Nhằm khắc phục tình trạng này, cán bộ công nhân viên, người bán hàng... đã tựđào tạo và tổ chức đào tạo thông qua thực tế tại các chợ đầu mối hàng đầu của cả nước và tại thành phố Hồ Chí Minh để nắm bắt quy luật mua bán của ngành thịt tươi sống, qua sự chuyển giao kỹ năng của người có tay nghềđể biết cách pha lóc, ước lượng cân hàng chính xác, qua sự huấn luyện của đơn vị tư vấn để thực hành nghiên cứu thị

trường, cử người đi học vận hành bảo dưỡng, học chế biến sản phẩm.... tại các nhà máy do các công ty sản xuất máy hướng dẫn.

phẩm, vận hành các máy móc thiết bị, nhân viên phòng thí nghiệm, là những người tham gia từđầu khi lắp đặt, vận hành máy móc thiết bị nên am hiểu rõ về tình hình D&F. Về mặt năng lực, đa phần là trình độ đại học và cao đẳng, tùy theo vị trí có bố

trí phù hợp với năng lực.

Bảng 2.7: Thống kê nhân sự của D&F từ khi thành lập

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Tổng số lao động Người 168 217 235 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ, nhân viên khối văn phòng Người 56 69 73 - Cán bộ, công nhân viên xưởng heo Người 41 50 48 - Cán bộ, công nhân viên xưởng gà Người 50 40 47 - Cán bộ, công nhân viên xưởng chế biến Người 13 31 35 - Nhân viên bán hàng, tiếp thị Người 08 27 32

2. Quỹ lương vàthu nhập bình quân

- Tổng quỹ lương Triệu đồng 4.487 6.320 6.360 - Thu nhập bình quân/người/tháng Triệu đồng 2,23 2,65 2,93

Nguồn: BCTC của D&F các năm 2008, 2009 và 2010

2.3.5. Đánh giá các yếu tố môi trường bên trong

Qua kết quả khảo sát các chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực thực phẩm và có quan tâm đến D&F, gồm Lãnh đạo trực tiếp tại D&F, của Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, các giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Công ty tư vấn (danh sách chuyên gia tại Phục lục 2). Phương pháp khảo sát, độ tin cậy của mẫu khảo sát đảm bảo, cách tính toán… được trình bày tại Điểm 1 và Điểm 2 Phụ lục 3. Tác giả đã tính toán và tổng hợp theo Ma trận IFE với tổng số điểm là 2,38 (xin xem cách tính toán tại Điểm 4 Phụ lục 3).

Nhn xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,38, dưới mức trung bình (mức trung bình = 2,50) cho thấy phản ứng của D&F đối với các yếu tố bên trong (nội bộ) là yếu, nên chưa phát huy được thế mạnh của mình.

Nguyên nhân là ngay sau khi D&F đi vào hoạt động gặp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và từ đó đến nay Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ,… theo đó Tổng công ty cũng như D&F phải

liên tục điều chỉnh chính sách nội bộ. Điều này dẫn đến chiến lược kinh doanh của D&F và công tác quản lý điều hành, xây dựng nội bộ của D&F cũng liên tục thay

đổi, không theo đúng định hướng ban đầu khi xây dựng dự án. Do vậy, tuy đã hoạt

động từ cuối năm 2007, nhưng đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F vẫn chưa đi vào ổn định, chưa xây dựng được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và hiện đại

để phát huy hết những ưu thế về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 (Trang 54)