Đối với D&F

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 (Trang 85 - 87)

- Chiến lược kinh doanh mà tác giảđề xuất trên (gia công) mang tính chất định hướng là chính, để thực hiện chiến lược thành công phụ thuộc rất nhiều yếu tố (giá gia công, sản lượng gia công, phương thức....) chứ không đơn thuần cứ gia công là

được. Do đó, trước khi áp dụng D&F phải tính toán và xem xét kỹ các yếu tố liên quan, từ đó tính toán và phân tích vấn đề sao cho phù hợp với điều kiện của mình

mới thành công; Đồng thời trong quá trình thực hiện phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh kịp thời.

- Với chiến lược tác giảđề xuất là thực hiện gia công, nhằm khai thác hết công suất thiết kế dây chuyền, máy móc thiết bị. Tuy nhiên, về lâu dài D&F có kế hoạch sao cho ngày càng nâng sản lượng sản xuất của mình và giảm sản lượng gia công, để

sau một thời gian nào đó (khoảng 5 – 7 năm) thì tự sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường (không thực hiện gia công nữa hoặc gia công một tỷ lệ nhỏ). Làm được như vậy thì D&F mới thực sự là một đơn vị có tên tuổi trên thị trường, theo đó thương hiệu D&F mới thực sự có uy tín.

Tóm li, thông qua sứ mệnh, nhiệm vụ, mục tiêu và dự báo thị trường, tác giả

xây dựng các chiến lược mà D&F có thể thực hiện, đồng thời sử dụng công cụ ma trận SWOT phân tích các nhóm chiến lược S-O, S-T, W-O, W-T cũng như sử dụng công cụ ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược tốt nhất cho D&F. Theo đó, tác giảđã phân tích, tính toán và đề xuất chọn giải pháp gia công, đề xuất giải pháp triển khai thực hiện chiến lược gia công đó là “gia công cho nước ngoài”, tính toán hiệu quả

giải pháp gia công cho nước ngoài. Ngoài ra, tác giả cũng kiến nghị các cơ quan Nhà nước, Tổng công ty các vấn đề liên quan giúp cơ chế, chính sách hoàn thiện hơn thì hoạt động của D&F sẽ thuận lợi hơn.

KẾT LUẬN

Theo xu hướng phát triển chung, nhu cầu thực phẩm an toàn của nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung ngày càng tăng và được quan tâm hơn, nên nhiều nhà

đầu tưđã và đang quan tâm đến lĩnh vực sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm an toàn. Vì vậy, việc đầu tư và xây dựng Nhà máy Chế biến thực phẩm có dây chuyền sản xuất hiện đại để sản xuất sản phẩm an toàn trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thị trường và định hướng phát triển của Chính phủ và tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, để D&F hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi D&F phải lựa chọn được chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện của đơn vị trong từng thời kỳ cụ thể.

Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F) ra đời đáp ứng một phần nhu cầu thực phẩm an toàn ngày càng cao của người tiêu dùng hiện nay là đặt chất lượng lên hàng đầu, đó cũng chính là tiêu chí hoạt động của D&F. D&F ra đời đã cung ứng ra thị trường một số sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thêm một kênh sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe.

Tuy nhiên, hiện nay D&F sở hữu dây chuyền sản xuất và chế biến thực phẩm hiện đại nhưng chưa hoạt động hết công suất, nên kết quả hoạt động trong những năm qua lỗ liên tục. Do đó, D&F đang cơ cấu và tổ chức lại hoạt động sản xuất nhằm cắt lỗ và chuyển sang có lợi nhuận trong những năm tới nhưng vẫn đảm bảo mục

đích ban đầu đó là:

- Tỉnh Đồng Nai có một Nhà máy chế biến thực phẩm thịt tươi sống và thực phẩm chế biến từ thịt, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ (heo, gà) giúp người chăn nuôi Đồng Nai tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn, đồng thời cung ứng ra thị trường sản phẩm sạch, an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người dân;

- D&F đóng vai trò quan trọng để thực thi chiến lược của Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai về chuỗi cung ứng thực phẩm theo hướng trọn gói “từ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)