Đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 (Trang 62)

điểm yếu cần khắc phục, cơ hội cần tận dụng và nguy cơ phải phòng thủ như sau:

2.4.1. Các điểm mạnh

- Máy móc thiết bị được trang bị từ Châu Âu là những dây chuyền hiện đại hàng đầu trên thế giới, không sử dụng thủ công (tựđộng hóa hoàn toàn) nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao, đã tạo uy tín lớn đối với người tiêu dùng ngày càng

đòi hỏi về an toàn thực phẩm, là cơ sở tạo sự khác biệt cho sản phẩm khi thâm nhập thị trường.

- Là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai nên D&F có khá nhiều thuận lợi trong việc thu mua nguyên phụ liệu đầu vào do sự

liên kết chuỗi của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty nên nhà cung cấp xem như sẵn có, không phải mất thời gian tìm hiểu và có thể tin tưởng hoàn toàn vào các nhà cung cấp này.

- Với vị trí khá thuận lợi là nằm gần các vùng chăn nuôi lớn (Bảo Lộc – Lâm

Đồng; Tân Thành, Châu Đức – Bà Rịa Vũng Tàu; Thống Nhất, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc – Đồng Nai…), nên D&F dễ dàng tiếp cận với các trang trại và có lợi thế hơn so với các công ty giết mổ, chế biến thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh và các nơi khác về cự ly vận chuyển. Vì vậy, nếu có các chính sách phù hợp trong thu mua nguyên liệu, việc đáp ứng nguồn nguyên liệu chất lượng, giá cả cạnh tranh phục vụ nhu cầu sản xuất có tính khả thi cao.

- Đồng thời, D&F cách không xa TP.HCM là thị trường có mức tiêu thụ sản phẩm lớn, chiếm khoảng 78% tổng số nhu cầu thịt của các tỉnh miền Đông (khoảng 350.000 tấn/năm 2010), là yếu tố rất thuận lợi về mặt địa lý để tiêu thụ hàng hóa của D&F.

- Nhân sự trẻ (độ tuổi trung bình là 28) có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi tích lũy kinh nghiệm. Hơn nữa, D&F có chính sách đạo tạo và tái đào tạo nhân viên hàng năm để nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên và còn được Tổng công ty hỗ trợ nhân sự cấp cao.

2.4.2. Các điểm yếu

- Vì tính đặc thù của ngành nghề, quy định buộc nhà máy giết mổ phải cách xa nơi dân cư cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự có tay

nghề cao, nhất là những vị trí quan trọng của D&F. Vì thế, việc học hỏi để tích lũy kinh nghiệm trong thời gian đầu và phát triển, duy trì đội ngũ nhân lực có tay nghề

trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.

- Do nhân sự của D&F chưa có kinh nghiệm nhiều trong ngành chế biến thực phẩm nên việc điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt kết quả

như mong muốn và chưa khai thác được hiệu quả của máy móc thiết bị. Trong thời gian đầu, do thao tác chưa thuần thục, chưa nắm vững được quy trình công nghệ giết mổ hiện đại nên đôi lúc sản phẩm sản xuất ra còn bị lỗi về kỹ thuật như: trắng thịt, chảy nước, chín thịt, tái màu...; đến nay các vấn đề trên đã được khắc phục.

- Chưa tạo dựng được uy tín thương hiệu D&F thành thương hiệu mạnh.

- Công tác triển khai thị trường còn yếu. D&F chưa phát huy được hết tiềm năng của mình là do chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing - nghiên cứu thị

trường. Chính điều này đã làm cho kế hoạch kinh doanh của D&F có những thiếu sót không lường trước được những tác động ngoại vi ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. D&F hầu như chưa tích cực tìm kiếm thị trường, chưa mạnh dạn trong việc dự báo khả năng tiêu thụ, nhu cầu trong tương lai của thị trường. Theo đó, thực tế cho thấy D&F chưa có độ nhạy, nắm bắt thông tin thị trường.

- Hiện nay, D&F chưa chủ động được nguồn nguyên liệu do đó phải tổ chức thu mua từ bên ngoài theo giá thị trường (mặc dù mua nguyên liệu của một số công ty con thuộc Tổng công ty nhưng đây là những đơn vị hạch toán độc lập nên giá do họ quyết định theo giá thị trường tại từng thời điểm), là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí, giá thành sản xuất tăng, hiệu quả kém.

- Các sản phẩm sản xuất trên dây chuyền hiện đại và phải được bảo quản, vận chuyển bằng hệ thống xe lạnh theo đúng quy định, do đó sẽ rất khó đưa vào bán tại các chợ truyền thống của Việt Nam (các chợ truyền thống của Việt Nam hiện nay

đều bày hàng trực tiếp trên các quầy - sạp, không bảo quản lạnh). Trong năm 2008, D&F có hợp tác với một số công ty đưa hàng vào chợ truyền thống bán thử, tuy nhiên đã không thành công do sản phẩm của D&F giết mổ và bảo quản lạnh nên khi

đưa ra chợ bày bán ở nhiệt độ thường bị chảy nước, tái màu do biến động nhiệt độ. - Giá bán các sản phẩm gia súc, gia cầm tại các chợ đầu mối thay đổi linh hoạt

và liên tục trong ngày theo chất lượng và quy luật cung - cầu, tuy nhiên D&F là doanh nghiệp Nhà nước nên sự thay đổi giá bán phải tuân theo một số nguyên tắc và quy trình quản lý nhất định nên mức độ linh hoạt về giá không cao.

- D&F đầu tư dây chuyền giết mổ hiện đại với giá trị đầu tư lớn, do đó chi phí khấu hao, chi phí sản xuất rất lớn so với các cơ sở giết mổ khác tại Việt Nam khiến giá thành sản xuất của D&F tăng cao so với các đối thủ cạnh tranh nhưng giá bán phải theo mặt bằng giá thị trường dẫn đến bị lỗ trong những năm đầu.

2.4.3. Các cơ hội

- Môi trường luật pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng hoàn thiện và xu hướng của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi về chất lượng, vệ sinh thực phẩm là

điều kiện thuận lợi cho việc ra đời sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn và tiện lợi. - Sự phát triển kinh tế, xã hội, dân số và đời sống người dân được cải thiện sẽ

làm tăng nhu cầu sử dụng thịt tươi và thực phẩm chế biến. Việt Nam là thị trường có số dân tăng nhanh (1,3%/năm) có nghĩa là hàng năm có thêm khoảng 1 triệu người.

Đây là một thị trường tiềm năng về tiêu dùng, trong đó có mặt hàng thực phẩm bao gồm thịt tươi sống và các loại thực phẩm chế biến.

- Khu vực Đông Nam Bộ, nhất là TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai là nơi có ngành du lịch và công nghiệp phát triển nhanh chóng, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút nhiều lao động ngoài tỉnh đến làm việc nên tốc độ tăng dân số cơ

học cao so với các tỉnh thành khác của cả nước. Đây chính là cơ hội cho D&F phát triển thị trường, đưa sản phẩm D&F vào các bếp ăn tập thể của các công ty, xí nghiệp thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Xu huớng mua sắm tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ đang phát triển, dần thay thế việc mua thực phẩm tại các chợ truyền thống.

- Bình quân về sản lượng tiêu thụ thịt/đầu người tại Việt Nam còn thấp so với khu vực, nhưng đang gia tăng do tình hình kinh tế, chính trị ổn định, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tăng liên tục từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay khiến cho nhu cầu về thịt cũng gia tăng.

- Dây chuyền công nghệ sản xuất mới, hiện đại và có khả năng lắp ráp thêm modul để mở rộng sản xuất.

2.4.4. Các nguy cơ

- Về lĩnh vực giết mổ, sự đầu tư mới lò giết mổ của các đối thủ như Vissan, Sagrifood, Hợp tác xã mua bán TP.HCM, Huỳnh Gia Huynh Đệ... với quy mô lớn, công nghệ hiện đại tại Dĩ An (Bình Dương), Bến Lức (Long An), ngay sát TP.HCM sẽ gây nhiều trở ngại cho D&F trong việc tiêu thụ sản phẩm do lợi thế địa lý gần hơn.

- Tiềm năng phát triển mạnh của thị trường phía Nam đã tác động các công ty từ miền Bắc vào mở trang trại, tham gia chuỗi sản xuất khép kín như Công ty Con Heo Vàng, Đức Việt, Hiến Thành, Ngôi Sao...

- Do sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh mới, nên D&F phải luôn

đối phó với sự thâm nhập của các đối thủ này; đồng thời phải đối phó với việc đối thủ cạnh tranh luôn muốn lôi kéo nhân viên đã có kinh nghiệm và được đào tạo của D&F.

- Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn nhà cung cấp với chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và giá cả cạnh tranh nên nguy cơ mất khách ngày càng cao. - Đại đa số người tiêu dùng tại Việt Nam có thói quen sử dụng thịt nóng (thịt giết mổ và đưa ra tiêu thụ ngay, không qua bảo quản lạnh) đây cũng là một trong số

các nguyên nhân khiến các sản phẩm giết mổ công nghiệp như D&F chưa thâm nhập

được thị trường tại các chợ truyền thống.

- Tình hình giết mổ lậu tại Đồng Nai vẫn còn phổ biến, nên sự cạnh tranh về giá cả rất gay gắt mà lợi thế luôn không thuộc về D&F. Theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai thì trong 8 tháng đầu năm 2010 có đến 50% gia súc và 10% gia cầm tiêu thụ nội tỉnh giết mổ không được kiểm soát, thực tế chắc hẳn cao hơn số liệu này.

- Do mua bán theo phương thức trả gối đầu (giao lô hàng sau, lấy tiền lô hàng trước), nên dễ bị mất vốn hoặc bị chiếm dụng vốn.

- Theo lộ trình gia nhập WTO, thuế suất các mặt hàng thực phẩm tươi sống và qua chế biến sẽđược cắt giảm, do vậy ngành chăn nuôi và ngành chế biến thực phẩm trong nước sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm nhập khẩu, sẽ ảnh hưởng đến thị

phần của D&F.

gia súc, bệnh tai xanh ở heo diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi và tâm lý người tiêu dùng. Diễn biến giá heo thịt, gà thịt trên thị trường phức tạp, khó

lường.

- Thêm vào đó, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 136/2010/TT-BTC (bắt

đầu áp dụng từ quý I/2011), theo đó các chi phí thú y sẽ tăng thêm bình quân từ 68 - 100% so với mức thu trước ngày 28/10/2010, cộng với nhiều khoản thu mới, sẽ làm giá thành các loại thịt gia súc, gia cầm tăng thêm từ 3 - 4%.

Tóm li, ta thấy qua phân tích các yếu tố bên ngoài thì D&F trên mức trung bình nhưng không cao (2,73), nên phản ứng của D&F đối với môi trường bên ngoài chưa thật sự nhanh nhạy, cần phải cải thiện hơn nữa; Đối với phân tích các yếu tố bên trong thì D&F đạt 2,38 (dưới mức trung bình), điều này cho thấy D&F phản ứng chậm đối với các yếu tố bên trong, do đó D&F cần cải thiện mạnh mẽ các yếu tố bên trong;

Ngoài ra, trong chương này cũng cho thấy các điểm mạnh cần phát huy như

công nghệ hiện đại, vị trí thuận lợi; Điểm yếu cần khắc phục như công tác marketing, thị trường tiêu thụ, nhân sự thiếu kinh nghiệm; Cơ hội cần tận dụng như xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng hướng đến sản phẩm sạch, an toàn, tiện lợi, sự phát triển kinh tế thay đổi thói quen tiêu dùng, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nghiêm…; Nguy cơ cần phòng thủ như ngày càng có nhiều đối tác tham gia thị trường, sản phẩm ngày càng đa dạng, sản phẩm nhập khẩu thay thế.

Chương 3:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỒNG NAI (D&F) ĐẾN NĂM 2020

Qua phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của D&F tại Chương 2, chúng ta đã thấy rõ những điểm mạnh, hoặc lợi thế cũng như những điểm yếu kém của D&F. Do đó, phải vận dụng xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược của D&F từ nay đến năm 2020 sao cho củng cố và tiếp tục phát huy những điểm có lợi của D&F đồng thời khắc phục và hạn chế tối đa những điểm bất lợi

đối với D&F.

3.1. Sứ mệnh, nhiệm vụ

Việc xây dựng chiến lược cho đơn vị, trước hết chiến lược đó phải phù hợp với sứ mệnh và nhiệm vụ của đơn vị nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị đề ra, được trình bày như sau:

3.1.1. Sứ mệnh

- Mang đến nguồn dinh dưỡng, sức khỏe cho thế hệ hiện tại và tương lai, sự an toàn, tiện ích cho mọi gia đình.

- Luôn mang lại giá trị tăng thêm cho người tiêu dùng thông qua việc sử dụng sản phẩm của D&F(17).

3.1.2. Nhiệm vụ

- Cung cấp thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến an toàn, chất lượng đáp

ứng nhu cầu cho mọi người dân.

- Đa dạng hóa dòng sản phẩm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. - Tổ chức kênh phân phối thuận lợi, vệ sinh bảo đảm phân phối thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng với giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định.

- Phát triển sản phẩm xuất khẩu(18).

3.2. Mục tiêu của D&F

3.2.1. Các căn cứ để xây dựng mục tiêu

Mục tiêu chăn nuôi của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đạt mức tăng giá trị sản

(17) : Nguồn: Tài liệu nội bộ của D&F

xuất bình quân 6-7%/năm và năm 2011 sẽ sản xuất 4,28 triệu tấn thịt hơi các loại(19). Tiếp tục phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm. Bảo đảm về giống, kỹ thuật, chủđộng nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm. Tạo điều kiện phát triển các cơ sở chăn nuôi gia trại, trang trại và các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp(20).

Mục tiêu của Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 của Bộ Y tế là: Đến năm 2015, các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất

đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác

động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm; Đến năm 2020, về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm của UBND tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn năm 2020: Tiếp tục phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến, an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Phát triển mạnh đàn heo và chăn nuôi đại gia súc ở những vùng theo quy hoạch. Quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm. Thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và dịch bệnh trong chăn nuôi.

Theo kế hoạch của Tổng công ty giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 thì đến năm 2015 hoàn chỉnh chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín từ trang trại

đến bàn ăn, trở thành nhà sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm nằm trong tốp lớn nhất của cả nước, trong đó D&F đóng vai trò trọng yếu trong chuỗi cung ứng này, đó là D&F sản xuất thịt tươi, thực phẩm chế biến và đưa ra thị trường sản phẩm sau cùng,

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)