4. Phạm vi nghiên cứu 4
3.3.2.3. Cơ chế tài chính của dự ánh ợp tác công – tư theo BOT 82
3.3.2.3.1. Cơ chế tài chính trước khi đưa dự án vào vận hành
Tài chính của dự án BOT sẽ được tính toán và phân chia cho các bên liên quan đến hợp đồng dự án như sau:
- Ủy ban nhân dân Thành phố:
+ Chi phí chuẩn bịđầu tư bao gồm: Chi phí chuẩn bịđầu tư bao gồm chi phí lập và công bố danh mục Dự án, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư và các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan. Chi phí chuẩn bịđầu tư được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác (nếu có).
+ Các hỗ trợ khác: UBND Thành phố sẽ hỗ trợ về đất đai, thuế, phí liên quan đến dự án. Doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng hoá nhập khẩu để thực hiện Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp dự án được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được UBND Thành phố giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện Dự án.
+ Ưu đãi về quyền mua ngoại tệ và quyền thế chấp tài sản: về thế chấp tài sản, doanh nghiệp dự án được cầm cố, thế chấp các tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc cầm cố, thế chấp tài sản của Doanh nghiệp dự án phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ và hoạt động của Dự án theo quy định tại Hợp đồng dự án và phù hợp với quy định của pháp luật. Về quyền mua ngoại tệ, trong quá trình xây dựng và kinh doanh công trình, Doanh nghiệp dự án được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được
phép hoạt động ngoại hối để đáp ứng các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, gồm: chi trả tiền thuê thiết bị, máy móc từ nước ngoài; nhập khẩu máy móc, thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện Dự án; thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay nước ngoài,…….
- Chủđầu tư
+ Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư trong Dự án phải đảm bảo tối thiểu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án. Nhà đầu tư có thể huy động vốn vay thương mại, và các nguồn vốn khác (không có bảo lãnh của Chính phủ) tới mức tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án.
+ Chủđầu tư chịu một số khoản chi phí xúc tiến và triển khai dự án.
+ Giá, phí hàng hoá, dịch vụ do Doanh nghiệp dự án cung cấp được quy định tại Hợp đồng dự án theo nguyên tắc bù đủ chi phí, có tính đến tương quan giá cả thị trường, bảo đảm lợi ích của Doanh nghiệp dự án, người sử dụng và HFIC. Doanh nghiệp dự án chỉ được điều chỉnh giá, phí hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu theo các điều kiện quy định trong Hợp đồng dự án. Tuy nhiên, khi điều chỉnh giá, phí hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu khác (nếu có), Doanh nghiệp dự án phải thông báo trước ba mươi ngày làm việc cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc điều chỉnh giá, phí hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu khác do Nhà nước quản lý phải được UBNDTP chấp thuận.
3.3.2.3.2. Cơ chế tài chính khi đưa dự án vào vận hành
- Đối với Ủy ban nhân Thành phố Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp dự án thu phí và giải quyết các khó khăn. Trong trường hợp mức thu phí và đối tượng thu phí của dự án do UBND thành phố quy định thấp hơn so với mức phí và đối tượng thu phí được xác định trong biệu phí được duyệt, làm cho doanh thu của dự án đột biến giảm, dẫn đến khả năng thu hồi vốn và hiệu quả kinh tế của dự án mất đi tính khả thi khi ký hợp đồng BOT(trường hợp không thể kéo dài thời gian hoàn phí để hoàn vốn) thì UBND thành phố sẽ dùng nguồn vốn ngân sách để bù đắp khoản giảm cho Chủ đầu tư.
- Đối với Chủ đầu tư/ doanh nghiệp dự án sẽđược hưởng lợi ích kinh tế từ dự án.
3.3.2.3.3 Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo.
Căn cứ để xác định người nghèo theo quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nhằm tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại, tiến tới công bằng xã hội và phúc lợi xã hội được nâng lên. Giai đoạn hậu BOT cần có các chính sách sau:
- Thành lập Quỹ hỗ trợ người nghèo từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, lợi nhuận của nhà nước trong doanh nghiệp dự án,….
- Xây dựng các chính sách ưu đãi cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để học có thể tiếp cận được với các dịch vụ y tếđảm bảo hơn và chất lượng.
- Khuyến khích người dân mua bảo hiểm y tế