Kiến của chuyên gia về phát triển mô hình hợp tác công – tư tại TP.HCM 77

Một phần của tài liệu Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu trường hợp TP. Hồ Chí Minh (Trang 89 - 91)

4. Phạm vi nghiên cứu 4 

3.3.1.kiến của chuyên gia về phát triển mô hình hợp tác công – tư tại TP.HCM 77

Tóm lại, tư nhân hóa thật ra đó là một phương thức hợp tác công tư trong triển khai dự án trong lĩnh vực công. Tuy nhiên, cái tư nhân trong mô hình này chiếm quá nhiều và hầu như khu vực nhà nước bị giấu thông tin và mất dần vai trò quản lý nhà nước của mình. Tôi nghĩ rằng, lĩnh vực Y tế trên địa bàn thành phố có thể thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư , trong đó vai trò của Ủy ban nhân dân thành phố là chủđạo.

Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, Thành phố sẽ chọn loại hợp đồng để triển khai dự án, có thể là BT hoặc là BOT. Tuy nhiên, trách nhiệm tài chính của các bên tham gia phải được quy định rõ trong hợp đồng “hợp tác công – tư”.

3.3.1. Ý kiến của chuyên gia về phát triển mô hình hợp tác công – tư tại TP.HCM. TP.HCM.

Qua khảo sát ý kiến của một số chuyên gia đầu ngành, một số cán bộ viên chức đang công tác tại Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế TP.HCM, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC), Trường Đại học Y Dược TP.HCM và các bác sĩ ở Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện điều dưỡng Quận 8 rút ra được kết quả như sau:

Các chuyên gia cho rằng đầu tư bệnh viện vô cùng cần thiết vì các bệnh viện công lập hiện nay đều quá tải(95% ý kiến). Các chuyên gia hầu hết ủng hộ phương án xây thêm bệnh viện công đồng thời cũng chú trọng vào đầu tư trang thiết bị mới và đào tạo nguồn nhân lực. Thêm vào đó, các ý kiến cũng cho rằng chọn mô hình bệnh viện mà trong đó nhà nước và tư nhân cùng nhau xây dựng và vận hành sẽ tốt hơn vì hai bên sẽ hỗ trợ qua lại và học hỏi kinh nghiệm của nhau (83% ý kiến).

- Bệnh viện tư: Các chuyên gia đều đồng ý rằng bệnh viện tư tốt hơn bệnh viện công về mặt quản lý chất lượng dịch vụ, thủ tục nhanh chóng, cơ sở vật chất khang trang.

- Vấn đề vốn cho đầu tư bệnh viện: Đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi, ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

- Khu vực nhà nước: cần hoàn thiện cơ chế chính sách để quản lý và phát triển đúng hướng. Khu vực nhà nước cần xác định hình thức liên doanh và hợp tác. Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách trợ cấp, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người sử dụng được dịch vụ y tế có chất lượng đảm bảo.

- Điều quan trọng nhất là các chuyên gia đều thống nhất rằng mô hình hợp tác công – tư có thể áp dụng thí điểm trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.2. Lựa chọn mô hình hợp tác công – tư tại Thành phố

Theo kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc, mô hình hợp tác công – tư cụ thể có thể áp dụng tại thành phố là: hình thức đầu tư theo kiểu nhượng quyền thương hiệu (Franchising), tư nhân hóa (Privatisation) và hình thức BOT. Về nhượng quyền thương hiệu, ở thành phố chưa triển khai hình thức đầu tư này trong lĩnh vực y tế. Thành phố Hồ Chí Minh đã khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư xây dựng các bệnh viện chuyên khoa quy mô lớn như: Bệnh viện Cổ phần Ngoại thần kinh Quốc tế, Bệnh viện Liên doanh Pháp – Việt, Công ty TNHH Hoa Lâm-Shangri-La…Tuy nhiên, nếu tư nhân hoàn toàn thì có một số khó khăn như: người nghèo khó có thể tiếp cận được với các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật cao, người dân chưa tin tưởng vào các bệnh viện tư nhân,…Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh cũng đang chờ xin chủ trương của Chính phủ vềứng dụng mô hình PPP, cụ thể là BT đối với dự án “Đầu tư xây dựng mới Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh hình TP.HCM” tại 6A khu Nam Thành phố, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh. Bệnh viện này sẽ được đầu tư bởi Tổng Công ty cổ phần đền bù giải tỏa (thuộc Tập đoàn Đức Khải) theo hình thức BT. Sau khi xây dựng xong, Tổng công ty này chuyển giao toàn bộ bệnh viện lại cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Một lý do để lựa chọn mô hình PPP tại thành phố là do thất bại của đề án cổ phần hóa bệnh viện công lập (Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình,…..nên các hình thức hợp tác công – tư sẽ được quan tâm triển khai trong các dự

án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bệnh viện của thành phố.

Vì vậy thành phố nên ứng dụng mô hình hợp tác công – tư vào lĩnh vực y tế và quyết liệt kêu gọi tư nhân tham gia. Trong phạm vi nghiên cứu chỉ giới thiệu hình thức BOT trong lĩnh vực bệnh viện. BT là một hình thức khác của hình thức BOT. Hình thức BOT hiện nay chưa được áp dụng trong lĩnh vực bệnh viện mà hầu như được áp dụng trong lĩnh vực hạ tầng như BOT Cầu Phú Mỹ, BOT Xa Lộ Hà Nội, Cầu Sài Gòn 2. Thật ra, các chủ đầu tư đã gặp rất nhiều vấn đề khi thực hiện các hợp đồng BOT như BOT Cầu Phú Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu vận hành, kinh doanh và tính thanh khoản cũng có vấn đề. Do đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ cũng có ý định chuyển giao lại cho thành phố với giá khoảng 3.600 tỷ đồng (trong khi đó hợp đồng BOT ký ban đầu chỉ có 1.800 tỷđồng). Trường hợp của CII với dự án Mở rộng Xa Lộ Hà Nội cũng gặp khó khăn về tài chính và nhiều lần yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh biểu phí dịch vụ. Nhiều câu hỏi được đặt ra là vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hợp đồng BOT sẽ như thế nào và giải quyết ra sao để cho các bên tham gia cùng có lợi. Đây là lý do tác giả chọn mô hình BOT để nghiên cứu trong lĩnh vực y tế tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là đầu tư xây dựng theo hình thức BOT bệnh viện

3.3.2.1. Đặc điểm của mô hình BOT

Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam. Thời gian xây dựng, vận hành và chuyển giao đều được quy định rõ trong hợp đồng “ xây dựng – kinh doanh – chuyển giao”.

Một phần của tài liệu Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu trường hợp TP. Hồ Chí Minh (Trang 89 - 91)