Cơ chế tài chính 35

Một phần của tài liệu Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu trường hợp TP. Hồ Chí Minh (Trang 47 - 50)

4. Phạm vi nghiên cứu 4 

1.8.1.4. Cơ chế tài chính 35

Sau nhiều năm phát triển, nhu cầu cho y tế ngày càng tăng cao và đi kèm theo đó là chi phí cho y tế cũng gia tăng chẳng hạn như tỷ lệ người già ngày càng gia tăng, khoa học kỹ thuật y tế cao cấp và sự gia tăng mong đợi từ công chúng. Từ kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu và mức sống của người dân Singapore cao, thu nhập của người dân rất cao vào khoảng 28.000 đô la Mỹ/người/năm. Về tài chính cho khám chữa bệnh rất đa dạng từ các tài khoản tiết kiệm và các khoản trợ cấp của chính phủ. Từ những nhu cầu trên, Chính phủ Singapore đã xây dựng và đạt được một số thành tựu như sau:

- Hệ thống 3M (Medisave -1984; Medishield – 1990; Medifund – 1993) đã chứng tỏ được thành công trong việc huy động các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân.

+ “Medisave”: Tài khoản Medisave là tài khoản mà người lao động và người sử dụng lao động nộp một phần lương hàng tháng vào tài khoản này (6 % - 8%) để dành cho những nhu cầu khám, chữa bệnh sau này bất kể khi thay đổi công việc khác hay nghỉ hưu. Quỹ Medisave được sử dụng tại tất cả bệnh viện tư và công. Medisave không bịđánh thuế trên số tiền đóng góp và thu nhập lãi từ tài khoản. Để ngăn chặn những cá nhân làm cạn kiệt tài khoản tiết kiệm Medisave trước khi về hưu, chính phủ thành lập mức khống chế việc sử dụng tài khoản Medisave, ví dụ như chính phủ quy định các bệnh viện thu phí tối đa 450 đô la Singapore một ngày. Hiện nay, 85% dân số Singapore có tài khoản Medisave. Tuy nhiên, chính sách của Chính Phủ gặp một số lo ngại như:

o Cơ sởđểđo lường hiệu quả của hệ thống tài khoản Medisave, mặc dù chi phí y tế của hệ thống Medisave thấp hơn so với hệ thống tài chính cơ sở thuế được duy trì.

o Một số người có thu nhập thấp hoặc thất nghiệp không thể tích lũy tiết kiệm đủđể chi trả cho việc khám bệnh của họ.

o Việc khấu trừ cao và liên kết thanh toán cao có thể một mặt ngăn chặn người tiêu dùng lạm dụng hệ thống, và mặc khác tạo thành rào cản tài chính cho người nghèo và thất nghiệp

+ “Medishield”: Đây là chương trình cho những người lao động có thu nhập thấp và những người khác không có số dư quỹ lớn, Medisave accounts sẽ không hiệu quả đối với những căn bệnh nghiêm trọng và kéo dài. Do đó, Medishield được thành lập năm 1990 để thanh toán viện phí đặc biệt cho những người dưới 70 tuổi. Có tới hơn

nửa dân số Singapore tham gia chương trình này vì hầu như trẻ em và trẻ vị thành niên chưa có tài khoản Medisave.

+ “Medifund”: Mục đích của loại tài khoản này là để hỗ trợ người nghèo và những người thất nghiệp (under-privileged) có quyền tham gia vào những dịch vụ y tế thiết yếu nhất.

- Một thành tựu đáng được ghi nhận nhất là thay đổi dần dần gánh nặng tài chính từ chính phủ chuyển sang khu vực tư nhân.

- Sự hỗ trợ của chính phủ:

+ Hỗ trợ thông qua thuế doanh thu: ước tính tổng mức hỗ trợ của chính phủ khoảng 1/3 tổng chi chi y tế hàng năm của Singapore.

+ Hỗ trợ thông qua trợ cấp theo mức sử dụng dịch vụ: Các bệnh viện công lập ở Singapore thường tư vấn cho bệnh nhân nên chọn loại khu khám cho phù hợp với khả năng và trang trải chi phí thông qua một sự kết hợp của trợ cấp, Medisave, Medishield và tiền của bệnh nhân.

Bảng 1.2 Bảng kê về chính sách hỗ trợ cho các loại phòng ở Singapore

Loại Trợ cấp Chi tiết loại

A 0% 1-2 giường, máy điều hòa, phòng tắm riêng, Tivi, Điện thoại, lựa chọn bác sĩ

B1 20% 4 giường, máy điều hòa, phòng tắm riêng, TiVi, Điện thoại, lựa chọn bác sĩ.

B2+ 50% 5 giường, máy điều hòa, phòng tắm riêng B2 65% 6 giường, máy điều hòa, phòng tắm riêng

C 80% Phòng mở với hơn 6 giường

Nguồn: Simon LI 2006.

lại là khu vực tư. Ta thấy rằng, Chính phủ càng tăng mức trợ cấp cho các bệnh nhân cho các bệnh viện công khi chất lượng bệnh viện càng giảm. Đối với các bệnh viện ngoài công lập, bệnh nhân khi khám ở các bệnh viện này thì không được chính phủ trợ cấp, mà các bệnh nhân này phải dùng đến bảo hiểm y tế tư nhân và những nguồn lực của họ bao gồm “Medisave” để thu xếp cho hóa đơn khám, chữa bệnh.

Chính phủ đã thực hiện một chính sách thanh toán kết hợp để khuyến khích người dân gánh một trách nhiệm vì phúc lợi của họ, mặc dù chính phủđã trợ cấp một phần chi phí.Những chính sách liên quan đến hợp tác công tư của Singapore trong lĩnh vực cung cấp và tài chính y tế đã ban cho Singapore những thuận lợi khác biệt so với các quốc gia khác, đang đối mặc với những thử thách to lớn của việc suy giảm các nguồn lực trong khi nhu cầu y tế càng tăng.

Tóm lại, hệ thống y tế Singapore phát triển mạnh dựa vào các yếu tố sau: ý thức trách nhiệm của người dân; đóng góp mạnh mẽ của khu vực tư nhân và sự quan tâm của chính phủ. Rõ ràng, Singapore đã thừa kế một nền kinh tế mạnh từ Anh từ năm 1965. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 28.000 đô la Mỹ năm 2009. Mức sống người dân cao nên họ sẵn sàng chi tiêu cho y tế.

Một phần của tài liệu Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu trường hợp TP. Hồ Chí Minh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)