Những mặt còn hạn chế trong quá trình xã hội hóa 65

Một phần của tài liệu Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu trường hợp TP. Hồ Chí Minh (Trang 77 - 79)

4. Phạm vi nghiên cứu 4 

2.2.1 Những mặt còn hạn chế trong quá trình xã hội hóa 65

- Cơ chế gò bó của chính sách Người dân Bệnh viện Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT)

Ngân sách TW và Địa phương Phân bổ Ngân sách

Phí theo dịch vụ Phí BHYT

Thuế

Chi trả trực tiếp từ tiền túi (viện phí,…) 

 

Lĩnh vực y tế - bệnh viện là loại hình dịch vụ công nên chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chính sách chế độ của nhà nước. Cơ chế chính sách không thông thoáng sẽ xuất hiện tình trạng tiêu cực và làm gia tăng chi phí giao dịch trong lĩnh vực này. Điều này làm cho sựđóng góp của loại hình dịch vụ y tế cho xã hội ngày càng bị giảm sút. Sau đây là một số khó khăn thường gặp khi triển khai thực hiện các dự án bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: ta thấy rằng khi triển khai dự án thì việc thiếu đất, giải phóng mặt bằng khó khăn là nguyên nhân chính khiến gần chục dự án xây dựng mới và nâng cấp bệnh viện trên địa bàn TP.HCM đều chậm tiến độ.

- Tính lỏng lẽo của chính sách, chủ trương:

Một trong những dự án được triển khai lâu nhất và hiện nay vẫn chưa ra hình hài là dự án Viện trường Y tế tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Dự án này được thành phố cho chủ trương từ những năm 2001 - 2002 và phê duyệt từ năm 2007 với diện tích gần 100ha, nhằm mục tiêu xây dựng một mô hình mới của ngành Y tế TP.HCM, trên cơ sở gắn kết giữa đào tạo với khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo dự án, trong giai đoạn 1 đến năm 2010, sẽ xây dựng một bệnh viện đa khoa 1.000 giường và trung tâm đào tạo phẫu thuật nội soi; giai đoạn 2 (2010 - 2015), xây dựng thêm các bệnh viện chuyên khoa với 2.000 giường bệnh. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa có tiến triển và giậm chân tại chỗ.

Tương tự, theo đề án phát triển bệnh viện đưa ra năm 2007, sẽ có 4 bệnh viện cửa ngõ vào TP.HCM được xây dựng gồm: bệnh viện đa khoa Thủ Đức (phía đông) có quy mô 1.000 giường bệnh; bệnh viện Nhi Đồng thành phố (phía tây) 1.000 giường, bệnh viện đa khoa Củ Chi (phía bắc) 1.000 giường; bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (phía bắc) 1.000 giường bệnh. Mục tiêu của TP.HCM là khi các bệnh viện này hoàn thành sẽ phục vụ cho cụm dân cư tại chỗ, thu hút người dân từ tỉnh về TP.HCM khám chữa bệnh ngay tại cửa ngõ để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo kế hoạch của Sở Y tế, sẽ hoàn thành giai đoạn 1 của các dự án này vào năm 2010. Tuy nhiên, hiện nay các bệnh viện này vẫn chỉ là đề án và đang trong giai đoạn xúc tiến. Được biết, tổng kinh phí đầu tư dự kiến cho 5 bệnh viện được đưa ra vào năm 2008 là khoảng 2 - 3 nghìn tỷ đồng; nhưng chắc rằng với sự chậm chạp như hiện nay, sự trượt giá sẽ còn tăng thêm nhiều sẽ dẫn đến những khó khăn đáng kể.

Cùng với đó là hàng loạt dự án khác như: Dự án bệnh viện Ung bướu (cơ sở 2 ở Quận 9) từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm việc bồi thường giải

phóng mặt bằng; dự án bệnh viện Tâm thần TP.HCM, dự án di dời bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, dự án Viện trường của Đại học Y Dược (100ha) tại Khu Đô Thị Tây Bắc… vẫn chưa có lối ra khả quan.

- Thiếu đất và thiếu nguồn lực tài chính:

Đây là vấn nạn thường xuyên xảy ra tại TP.HCM khi bắt đầu thực hiện dự án. Sau đây là một số khó khăn được đưa ra trong buổi tổng kết đánh giá ngành y tế cuối năm 2010.Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống y tế tại TP.HCM hiện nay luôn trong tình trạng quá tải, cơ sở hạ tầng nhiều bệnh viện bị xuống cấp và không gian môi trường xanh ngày càng bị thu hẹp. Theo kế hoạch của TP.HCM, những dự án nói trên khi hoàn thành sẽ đáp ứng thêm hàng chục ngàn giường bệnh mới, giúp cải thiện tình trạng quá tải trầm trọng ở hầu hết các bệnh viện hiện nay. Nhưng nguyên nhân khiến việc di dời bệnh viện vẫn bị treo là do TP.HCM vẫn chưa tìm được quỹ đất. Cụ thể, dự án bệnh viện Nhi Đồng thành phố (phía tây), mặc dù đã họp lên họp xuống với Sở Tài nguyên và Môi trường, rồi Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở ngành liên quan khác tìm cách tháo gỡ để sớm giao mặt bằng, khởi công xây dựng nhưng đến nay chỉ mới thực hiện xong công tác điều tra, kiểm kê để lập dự án bồi thường và phương án bồi thường.

Tuy nhiên, cái khó không chỉ vướng ở chỗ thiếu đất sạch, khó đền bù mà còn vướng ở khâu tài chính. Mặc dù từ năm 2008, Sở Y tế đã trình các dự án kêu gọi đầu tư vào y tế (hình thức kêu gọi đầu tư bao gồm liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư 100% vốn nước ngoài); song hầu như rất ít nhà đầu tư quan tâm dù thành phốđã có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế và cơ chế huy động nguồn vốn. Hiện ngoài một phần tiền ngân sách, các bệnh viện công muốn nâng cấp, cải tạo, xây mới, mua sắm thiết bị đều phải vay vốn kích cầu ưu đãi. Mặc dù vốn vay không trả lãi nhưng các nhà đầu tư vẫn rất e ngại, vì đểđáp ứng yêu cầu đầu tư y tế kỹ thuật cao đòi hỏi chi phí lớn nhưng khả năng hồi vốn lại rất lâu.

 Thiếu tài lực; thiếu nhân lực; thiếu cơ chế làm cho các bệnh viện công ngày càng bị quá tải và sức khỏe cộng đồng chưa cao.

Một phần của tài liệu Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu trường hợp TP. Hồ Chí Minh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)