Thực trạng về thanh tra, kiểm tran ội bộ ngành thuế:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế ở Phú Yên (Trang 38 - 41)

Công tác kiểm tra thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế theo quy định của Nhà nước là nội dung quan trọng trong công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế nhằm góp phần chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc, sai sót của công các quản lý thuế, trên cơ sở đó làm cho ngành thuế hoạt động hiệu quả hơn:

Thứ nhất: kiểm tra việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và tổ chức thực hiện dự toán:

Dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đảng bộ Phú Yên, chủ trương và chính sách quản lý kinh tế. Dựa vào Luật và pháp lệnh thuế hiện hành, tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách năm báo cáo và chi tiêu ngân sách ở năm kế hoạch, ngành thuế Phú Yên xây dựng dự toán thu ngân sách.

Những năm qua, ngành thuế Phú Yên luôn phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN đã được Tổng Cục thuế và Nghị quyết tỉnh Đảng bộ giao phó. Tuy nhiên, việc hoàn thành dự toán từng nguồn thu qua từng năm biến động khác nhau:

Năm 2003, trong tổng số thu ngân sách là 402,7 tỷ đồng, so với dự toán đạt 120% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 153,7 tỷ đồng, so với dự toán đạt 104,63%.[11]

Năm 2004, trong tổng số thu ngân sách là 537,3tỷ đồng, so với dự toán đạt 146% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 198,9 tỷ đồng, so với dự toán đạt 97% ( không hoàn thành dự toán). [11]

Năm 2005, trong tổng số thu ngân sách là 560 tỷ đồng, so với dự toán đạt 107,8% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 229,4 tỷ đồng, so với dự toán đạt 96,43% ( không hoàn thành dự toán). [11]

Năm 2006, trong tổng số thu ngân sách là 621 tỷ đồng, so với dự toán đạt 116% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 261,4 tỷ đồng, so với dự toán đạt 102,40%.[11]

Năm 2007, trong tổng số thu ngân sách là 837,5 tỷ đồng, so với dự toán đạt 146,67% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 336,3 tỷ đồng, so với dự toán đạt 126%.[11]

Thứ hai: Thực trạng việc áp dụng các hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với

hành vi vi phạm về thuế.

Việc xử lý vi phạm về thuế từ năm 2003 đến 2007 đã được điều chỉnh bởi Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ và thông tư số 45/1996/TT-BTC ngày 01/8/1996 của Bộ Tài chính; tiếp đến là Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ, thông tư 41/2004/TT-BTC ngày 18/5/2004 của Bộ Tài chính và công văn 8585/BTC-TCT ngày 8/7/2005 của Bộ Tài chính. Và đến nay, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được điều chỉnh bởi Nghị định số 98/2007/NĐ- CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Nợ thuế các loại tính đến 31/12/2007 là 31,279 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,73% trên tổng thu Ngân sách Nhà nước. Truy thu số ẩn lậu và phạt vào NSNN qua 5 năm là 39,143 tỷ đồng ( trong đó: năm 2003: 4,66 tỷ đồng; năm 2004: 7,503 tỷ đồng; năm 2005:8,617 tỷ đồng; năm 2006: 14,301tỷ đồng; năm 2007: 4,294 tỷ đồng. Đã lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm trên 6.423 ĐTNT. Việc xử lý vi phạm đúng quy định của pháp luật hiện hành. [10]

Thứ ba: Kiểm tra nội dung công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Thực hiện cải cách hành chính thuế của Cục thuế tỉnh Phú Yên giai đoạn từ nay đến 2010, ngành thuế xác định công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần ưu tiên phát triển để hỗ trợ tốt nhất cho người nộp thuế, nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN.

- Ngành thuế đã phối hợp với Đài phát thanh, Đài truyền hình Phú Yên phát các chuyên mục về thuế, phối hợp với Báo Phú Yên và các ban ngành đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, liên minh HTX… để tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế.

- Tổ chức hội thảo, đối thoại doanh nghiệp. Bên cạnh đó là hàng năm ngành thuế đều tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế có thành tích thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Qua đó, cơ quan thuế nắm được tâm tư, nguyện vọng của người nộp thuế, giải đáp những thắc mắc đối với chính sách thuế.

- Tổ chức triển khai và tập huấn các luật thuế mới đến mọi ĐTNT và công chức thuế.

Thứ tư: Kiểm tra việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo;

Cục Thuế và các Chi cục Thuế đã duy trì thường xuyên Phòng tiếp dân, có nội quy tiếp dân và phân công lãnh đạo, cán bộ thường trực tiếp dân theo đúng Quy chế tiếp dân ban hành kèm theo Quyết định số 155/2002/QĐ-BTC ngày 20/12/2002 của Bộ Tài chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dân đến khiếu nại, tố cáo.

Số đơn thư khiếu nại tố cáo giảm dần qua các năm, năm 2003 có 179 đơn thư thì đến năm 2007 chỉ còn 55 đơn thư. Nội dung phần lớn các đơn thư khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan thuế, khiếu nại việc ấn định thuế GTGT &TNDN phải nộp hàng tháng cao hơn so với thực tế kinh doanh, xin giảm thuế do việc điều chỉnh tăng thuế của cơ quan thuế ; nội dung của đơn thư tố cáo chủ yếu: tố cáo các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh không đăng ký kê khai, nộp thuế, trốn thuế, tố cáo cán bộ thuế có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác xoá nợ thuế, trong khi thực thi công vụ..

Bng 2.6. Kết qu kim tra ni b ngành thuế 5 năm ( 2003 - 2007) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Tổng sốđơn thư 179 80 68 64 55 * Đơn khiếu nại 176 74 57 58 52 * Đơn tố cáo 3 6 11 6 3 2.Đã giải quyết 179 79 67 64 54 3.Tỉ lệ (%) thực hiện 100% 98,75% 98,52% 100% 98,18%

(Nguồn Cục thuế Phú Yên) [10]

Qua công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế đã góp phần phòng ngừa và chống tiêu cực trong nội bộ ngành thuế, đưa công tác chỉ đạo và quản lý thu thuế vào nề nếp, tiếp tục củng cố và xây dựng ngành thuế thêm vững mạnh.

2.3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế ở Phú Yên (Trang 38 - 41)