Xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế ở Phú Yên (Trang 88 - 89)

5. Bước Xử lý kết quả kiểm tra

3.2.5.2.Xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp:

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, với chính quyền địa phương làm tốt công tác hậu kiểm sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập nhằm ngăn chặn kịp thời những doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp để kinh doanh bất hợp pháp.

Kết luận chương III:

Chương III trên cơ sở những định hướng và những nguyên nhân hạn chế luận văn đưa ra 5 nhóm giải pháp đảm bảo thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế TKTN trên địa bàn tỉnh Phú Yên góp phần phát triển kinh tế xã hội bao gồm:

Giải pháp đối với Cục thuế tỉnh Phú Yên: kiện toàn tổ chức bộ máy thanh tra của Cục thuế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới công tác lập kế hoạch; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới vào kiểm tra, thanh tra; xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện tốt thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế TKTN.

Giải pháp đối với người nộp thuế; giải pháp đối với các đối tượng trong nội bộ ngành thuế; những giải pháp vĩ mô và những giải pháp bổ trợ khác. Luận văn trình bày những kiến nghị nhằm thực hiện hữu hiệu các giải pháp.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào những mục tiêu, mục đích đề ra, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

Một: Góp phần làm rõ lý luận về cơ chế tự khai tự nộp thuế, về khái niệm thanh

tra, kiểm tra thuế và khẳng định sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện thanh tra, kiểm tra theo cơ chế TKTN trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo xu thế chung.

Hai: Luận văn nghiên cứu thực trạng, rút ra những thành tựu và những nguyên

nhân hạn chế đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian qua: Nguyên nhân từ tổ chức bộ máy thanh tra của Cục thuế; nguyên nhân từ người nộp thuế, nguyên nhân từ các đối tượng trong nội bộ ngành thuế; nguyên nhân từ chính sách vĩ mô của Nhà nước và các nguyên nhân khác.

Ba: Luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm chung từ công tác thanh tra,

kiểm tra thuế của một số nước trên Thế giới có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

Bốn: Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và từ những nguyên nhân hạn chế đối với đổi mới thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế TKTN, luận văn đề xuất 5 nhóm giải pháp đảm bảo hoàn thiện thanh tra, kiểm tra theo cơ chế TKTN là: Giải pháp đối với Cục thuế tỉnh; giải pháp đối với người nộp thuế; giải pháp đối với đối tượng trong nội bộ ngành thuế; giải pháp đối với quản lý vĩ mô và các giải pháp bỗ trợ nhằm thực hiện tốt quá trình hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế TKTN thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên góp phần phát triển kinh tế, xã hội tỉnh.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế ở Phú Yên (Trang 88 - 89)