Giải pháp đối với quản lý vĩ mô:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế ở Phú Yên (Trang 81 - 84)

5. Bước Xử lý kết quả kiểm tra

3.2.4.Giải pháp đối với quản lý vĩ mô:

3.2.4.1-Nghiên cứu hoàn thiện Luật thuế phù hợp với cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế:

Thứ nhất: sớm ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện theo quy

định của Luật quản lý thuế thay thế quy trình đã ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng Cục thuế.

Luật quản lý thuế được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10, ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Đây là đạo luật đầu tiên thay thế cho tất cả các quy định quản lý thuế trước đây được nêu rải rác trong các văn bản pháp luật.

Thực hiện Luật quản lý thuế, ngành thuế chính thức thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế, đề cao vai trò người nộp thuế. Người nộp thuế tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, cơ quan thuế chủ yếu thực hiện hai chức năng chính là tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và chức năng thanh tra, kiểm tra thuế nhằm giám sát tuân thủ pháp luật thuế của người nộp.

Thời gian qua các quy trình như tuyên truyền và hỗ trợ Người nộp thuế, quy trình hoàn thuế, quy trình quản lý nợ, quy trình kê khai đều đã được ban hành. Riêng công tác thanh tra, kiểm tra vẫn thực hiện theo quy trình cũ 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng Cục thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với luật quản lý thuế. Do đó, Tổng cục thuế cần sớm ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra mới theo cơ chế tự khai, tự nộp.

Thứ hai: Mở rộng phạm vi áp dụng thuế GTGT

Theo quy định của Luật thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam, phạm vi áp dụng thuế GTGT bao gồm các đối tượng thuộc diện chịu thuế, các đối tượng không thuộc diện chịu thuế và các đối tượng nộp thuế GTGT.

Quy định của luật thuế có quá nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT (bao gồm 29 nhóm hàng hóa, dịch vụ). Nguyên nhân là do hệ thống chính sách thuế vừa nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn thu cho NSNN, vừa thực hiện các chính sách kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ, vừa thực hiện chính sách xã hội, làm cho chính sách thuế trở nên phức tạp.

Theo quy định của Luật thuế, đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các cơ sở kinh doanh có hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ và người nhập khẩu hàng hóa đều là đối tượng nộp thuế GTGT, với các thuế suất tuỳ loại hàng hóa, dịch vụ là 0%, 5%, 10%. Riêng giữa nhóm thuế suất 5% và 10% dễ gây tâm lý bóp méo hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ hoạt động ở lĩnh vực có mức thuế thấp…

Trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc cắt giảm mức thuế suất nhập khẩu theo các cam kết hội nhập sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách.

Vì vậy, thuế GTGT là sắc thuế chính để bảo vệ nguồn thu cho NSNN trong tương lai. Do đó đối với luật thuế GTGT để đảm bảo tính trung lập, công bằng và giảm bớt phiền hà trong công tác quản lý thuế nên thu hẹp đối tượng không thuộc diện chịu thuế và áp dụng ở hai mức thuế suất 10% và 0%.

Thứ ba: Giảm mức thuế Thu nhập doanh nghiệp và thời gian chuyển lỗ:

Về thuế TNDN: Giảm mức thuế phổ thông xuống còn 22%; chuyển các ưu đãi, miễn giảm thuế sang thực hiện các giải pháp tài chính khác (sẽ không ảnh hưởng đến giảm tổng thu) vì việc thực hiện miễn giảm sẽ làm ảnh hưởng cạnh tranh trên thương trường; làm lu mờ ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; dẫn đến khó khăn phức tạp trong quản lý thu thuế, là mảnh đất màu mỡ phát sinh tiêu cực về phía doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức thuế; miễn giảm thuế là nhân tố đặc biệt quan trọng làm suy yếu công tác kế toán doanh nghiệp bởi lẽ trong thực tế các doanh nghiệp cho rằng mình được miễn, giảm thuế nên không quan tâm đến công tác kế toán, nên tính minh bạch và chính xác của số liệu kế toán không được đảm bảo.

Bổ sung các quy định nhằm bao quát hết tất cả chi phí để tính thuế của doanh nghiệp cũng như loại bỏ những chi phí bất hợp lý, nhất là các khoản chi phí như tiền ăn ca, tiền lương, tiền công, và chi phí khác liên quan đến người lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu …là những khoản chi phí mà các doanh nghiệp hay vi phạm trong việc xác định, kê khai sai để trốn thuế.

Rút ngắn thời gian cho phép chuyển lỗ từ 5 năm như hiện nay xuống còn 3 năm để buộc các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nỗ lực phấn đấu và đồng thời giảm bớt áp lực cho công tác quản lý thuế.

Bổ sung vào luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về việc thanh toán qua ngân hàng đối với doanh thu từ mức 10 triệu trở lên.

Thứ tư: Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

Xử phạt hành chính về thuế nhằm đảm bảo cho các thủ tục hành chính thuế, nghĩa vụ thuế được thi hành nghiêm chỉnh.Các nguyên tắc xử phạt được quy định phù

hợp với pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy, chúng tôi đề xuất cần sửa đổi một số quy định về xử phạt vi phạm về thuế như sau:

- Sửa đổi Thông tư số 120/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30 tháng 12 năm 2002, Hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 7 tháng 11 năm 2002, về xử phạt trong lĩnh vực quản lý và sử dụng hoá đơn những điểm không phù hợp, bỏ quy định phạt hành vi vi phạm sử dụng hóa đơn dẫn đến trốn thuế vì như thế không phù hợp với Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, một hành vi chỉ bị xử phạt một lần.

- Kiến nghị sửa đổi Luật quản lý thuế: Không phân biệt hành vi khai sai, trốn thuế mà gọi chung là trốn thuế vì người nộp thuế có thể khai sai để nhằm gian lận, trốn thuế (vì thực tế khó phân biệt được cố ý hay do lỗi không cố ý, nếu không cố ý thì đây được xem là tình tiết giảm nhẹ) nhưng nếu cơ quan thuế không kiểm tra, kiểm tra nhưng không phát hiện sai sót dẫn đến thất thu thuế. Để việc răn đe, phòng ngừa vi phạm phạm pháp luật về thuế chúng tôi kiến nghị sửa đổi việc phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm như hiện nay thành phạt trốn thuế với mức xử phạt 50% trên số thuế trốn thay vì xử phạt 10% và phạt chậm nộp như hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế ở Phú Yên (Trang 81 - 84)