Giải pháp về xúc tiến thương mại và hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM (Trang 78 - 79)

Như phân tích ở phần thực trạng, đây là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp may TPHCM. Do đó, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các giải pháp cần thực hiện là:

Về phía doanh nghiệp

- Chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua các hội trợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề dệt may được tổ chức tại TPHCM hoặc tại nước ngoài. Trong đầu năm 2008, đoàn lãnh đạo TPHCM đã thực hiện công tác xúc tiến tại EU như gặp gỡ tổ chức xúc tiến nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển CBI của Hà Lan, tham gia tọa đàm với sứ quán Việt Nam tại Đức nhằm tạo điều kiện kết nối thương mại với doanh nghiệp TPHCM về sau.

-Tăng cường hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng và giao dịch qua thương mại điện tử, xây dựng trang web cập nhật đầy đủ thông tin, thiết các catalogue, profile đẹp mắt. Thu hút sự chú ý của khách hàng bằng các sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp trên catalogue.

- Thành lập bộ phận marketing trong doanh nghiệp: Có bộ phận marketing chuyên trách thì các công việc như nghiên cứu thị trường, cung cấp các thông tin hữu ích về thị trường, sản phẩm mới được thực hiện một cách triệt để và hiệu quả. Bộ phận này sẽ giúp doanh nghiệp có được thông tin đầy đủ cho việc ra ra quyết định, xây dựng các chiến lược và thực hiện công tác xúc tiến hiệu quả.

- Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp may tham gia hội trợ, triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường, giúp các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính.

- Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp một phần kinh phí trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác nước ngoài. Trước hết phải kể tới điều kiện đi lại xa xôi, chi phí tốn kém nên vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu thị trường rất bị hạn chế. Bộ công thương cần yêu cầu thương vụ tại các nước thường xuyên thông báo về diễn biến trên thị trường như thay đổi về hệ thống pháp luật, quy chế nhập khẩu, thuế quan, xu hướng thương mại…đến diễn biến cụ thể của hàng may mặc như dự báo cung cầu, giá cả, vấn đề cạnh tranh, thị hiếu, cách tiếp cận thị trường. Do đó, vấn đề hỗ trợ kinh phí cho những việc làm này là hết sức cần thiết.

- Nhà nước phối hợp với lãnh đạo ngành của TPHCM để tăng cường tổ chức các hoạt động biểu diễn thời trang có quy mô lớn tại TPHCM nhằm thu hút sự chú ý của khách nước ngoài và tạo tiếng vang trên thị trường.

Hiệu quả của giải pháp: tăng khả năng tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu cho hàng may mặc trên thị trường xuất khẩu quốc tế. Nhận thức được cơ hội và nguy cơ xuất khẩu vào thị trường quốc tế để đề ra được chiến lược kinh doanh phù hợp cho mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)