Yếu tố trình độ công nghệ và máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM (Trang 40 - 41)

Máy móc thiết bị phục vụ ngành may TPHCM chủ yếu là loại trung bình, số máy móc thiết bị mới có năng suất cao còn khiêm tốn, số máy móc lạc hậu đang dần dần được các doanh nghiệp đầu tư mới để thay thế. Theo điều tra mới đây của Sở công nghiệp TPHCM, chỉ có 21/212 (tương ứng 9,91%) cơ sở ngành may có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho sản phẩm của ngành này chưa có sức cạnh tranh cao, giá trị gia tăng của các cơ sở sản xuất công nghiệp may tại thành phố trên đơn vị sản phẩm thấp. Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp may tại thành phố là các cơ sở dân doanh có quy mô nhỏ, vốn đầu tư vào sản xuất ít, lạc hậu. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị mới, ứng dụng công nghệ mới còn gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn trang thiết bị được đổi mới chủ yếu ở các công ty có quy mô lớn. Công ty may Việt Tiến đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng cho việc nhập khẩu máy móc và trang thiết bị đồng bộ, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhà xưởng. Năm 2003, Việt Tiến đầu tư thêm 60 tỷ đồng đưa thêm một loạt dây chuyền may hiện đại vào hoạt động. Công ty dệt may Thành Công sử dụng quy trình sản xuất khép kín “kéo sợi-dệt-nhuộm-may” với các loại máy móc tương đối hiện đại hơn so với các doanh nghiệp khác. Công ty đã đầu tư 25 tỷ đồng cho việc mở rộng nhà xưởng, văn phòng, kho hàng, 5-10 tỷ đồng cho máy móc thiết bị phục vụ văn phòng, 45- 65 tỷ cho thiết bị máy móc phục vụ nhà xưởng trong những năm qua.

Theo khảo sát năm 2005 của hiệp hội dệt may Việt Nam, mới có 11% số doanh nghiệp dệt may trang bị máy tính cho kho hàng, 20% có máy chủ, đặc biệt chưa có doanh nghiệp nào áp dụng ERP và hệ thống quản trị điện tử. Khảo sát năm 2006 cho thấy, một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu triển khai ERP song còn thận trọng thăm dò như Việt Tiến…

Nhìn chung, các doanh nghiệp may TPHCM đã có những nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ nhưng theo một số chuyên gia trong ngành thì mức độ đổi mới vẫn còn hạn chế, chưa kịp với công nghệ hiện đại trên thế giới. Với trình độ máy móc thiết bị như hiện nay cũng chưa thể góp phần tạo thế mạnh cạnh tranh trong khu vực và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)