Công tác thiết kế sản phẩm may

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM (Trang 43 - 45)

Đây là khâu vô cùng quan trọng trong ngành may. Hiện tại, các doanh nghiệp may TPHCM đều có bộ phận thiết kế riêng nhưng thực chất công tác thiết kế này chưa mang đúng ý nghĩa của nó bởi các doanh nghiệp chưa chủ động trong công tác thiết kế.

Theo kết quả điều tra 50 doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TPHCM thì công tác tự thiết kế của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại 80% là thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.

Bảng 2.10: Công tác thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp may TPHCM

Tự thiết kế 20%

Thiết kế theo yêu cầu của khách

80%

Nguồn: điều tra cá nhân

Hiện nay, một số doanh nghiệp hàng đầu ngành may như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, Legafashion, Sanding đều đang tập trung mạnh mẽ cho công tác thiết kế mẫu, với việc mỗi doanh nghiệp thu hút hàng chục nhà thiết kế vào làm việc với những điều kiện khá ưu đãi. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công tác thiết kế đang được các doanh nghiệp chú ý tới nhiều hơn. Tuy nhiên, việc thiết kế sản phẩm nói chung vẫn chưa theo kịp xu hướng thời trang thế giới do việc cập nhật thông tin không kịp thời, công tác nghiên cứu thị trường còn yếu. Đội ngũ thiết kế vẫn còn làm nhiều công việc thủ công như vẽ và đi sơ đồ trên giấy, tính định mức bằng tay, dẫn đến thời gian thiết kế lâu và chậm giao mẫu thành phẩm cho khách. Mặt khác, do đội ngũ thiết kế chưa được đào tạo căn bản nên chưa tận dụng được hết công nghệ mới từ các phần mềm Gerber, CAM, CAD để thiết kế sản phẩm một cách có hiệu quả. Do đó kéo theo mẫu mã sản phẩm hàng may chưa đa dạng.

Bắt đầu từ năm 2007, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của WTO nên không còn được hưởng các ưu đãi riêng về thuế quan mà phải tuân theo các quy định của WTO bình đẳng với các thành viên khác, do đó đòi hỏi sản phẩm

may của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng phải nâng cao khả năng cạnh tranh để duy trì vị trí trên thị trường quốc tế. Nhất là thị trường EU, một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mốt, thời trang là một trong những yếu tố quyết định tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này. Hơn nữa các đối thủ cạnh tranh nặng ký từ châu Á (Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh) cũng đang tăng tốc xuất khẩu vào thị trường EU. Xu hướng buôn bán nội khu vực giữa các nước EU và chiến lược đầu tư sản xuất sang các nước Đông Aâu và nhập trở lại sản phẩm của các nước EU cũng là một khó khăn cho Việt Nam trong khả năng tăng xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)