Trước sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng các ngân hàng tại Việt Nam với tổng cộng khoảng 100 ngân hàng bao gồm NHTM trong nước và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Chính sự tăng trưởng về số lượng và quy mô hoạt động này đã
dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam về thị phần, về chất lượng dịch vụ, về giá...
Bên cạnh đó tình hình nền kinh tế thế giới những năm gần đây có những chuyển biến bất lợi khi các cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế mới nổ ra liên tục khiến các ngân hàng lâu đời, có tên tuổi quy mô lớn trên thế giới bị sụt đổ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam với quy mô vốn, tổng tài sản còn thấp, hệ số an toàn vốn còn yếu, kinh nghiệm quản trị ngân hàng còn ít sẽ dễ bị tổn thương hơn trước các áp lực của khủng hoảng kinh tế.
Đây chính là những thách thức cho các NHTM trong nước phải có một sự đổi mới một cách toàn diện nếu không muốn bị tụt lại phía sau thậm chí bị sáp nhập hoặc mua lại bởi các ngân hàng khác. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một vấn đề quan trọng luôn đặt lên hàng đầu của ban quản trị, ban điều hành của ngân hàng.
Kết luận chƣơng I
Chương I của luận văn đã đề cập tổng quan về ngân hàng thương mại cũng như những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả họat động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) để đánh giá hiệu quả hoạt động, những thành tựu đã đạt được, đồng thời so sánh với hoạt động của các ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam để tìm ra những hạn chế, những điểm cần khắc phục, thay đổi để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB.
2.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam: