Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (Trang 45 - 48)

Phân loại theo loại tiền gửi:

Vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 80% trở lên trong tổng vốn huy động. Do đối tượng khách hàng chính của VIB cũng là các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và lãi suất huy động bằng VNĐ luôn cao hơn lãi suất huy động bằng ngoại tệ nên đây cũng là một hạn chế trong huy động tiền gửi bằng ngoại tệ tại VIB. Tuy nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cơ cấu vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đã được duy trì tương đối ổn định qua các năm. Năm 2010, huy động bằng ngoại tệ của VIB tăng mạnh, chiếm 19,99% trong tổng nguồn vốn huy động nguyên nhân là do

trong năm 2010 VIB đã thu hút được lượng ngoại tệ lớn từ nguồn vốn của CBA chuyển qua khi thực hiện mua cổ phần tại VIB, đây cũng là một nguồn ngoại tệ có giá trị tạo lợi nhuận rất lớn cho VIB trong điều kiện tỷ giá tăng rất mạnh vào những tháng cuối năm 2010.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo loại tiền tệ

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Phân loại theo kỳ hạn gửi:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo kỳ hạn gửi

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong cơ cấu vốn huy động từ năm 2006 đến 2010 thì tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (trung – dài hạn) luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn và giấy tờ có giá, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này cho thấy tính ổn định của cơ cấu vốn huy động là rất cao.

Cơ cấu vốn từ năm 2007 đến 2008 thì giấy tờ có giá luôn chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ, thậm chỉ trong năm 2006 trong cơ cấu huy động vốn không có giấy tờ có giá

và có xu hướng giảm mạnh trong năm 2008, tuy nhiên xu hướng này đã thay đổi dần từ năm 2009 đến nay khi năm 2009 vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá đã tăng mạnh do trong năm 2009 lần đầu tiên, VIB đã phát hành thành công 1.330 tỷ đồng trái phiếu (vượt quá con số dự tính là 1.000 tỷ đồng) với tên gọi VIBBOND 0109. Việc tăng nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn trung và dài hạn. VIB đã xác định phát hành trái phiếu sẽ là kênh huy động vốn định kỳ, thường xuyên tại VIB do từ ngày 10/08/2009, NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các NHTM chỉ là 30%. Vì vậy, kênh huy động vốn trái phiếu vừa là nguồn vốn ổn định vừa đảm bảo cho các hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn của VIB.

Phân loại theo loại huy động:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo loại huy động

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB từ năm 2006-2010 thì tiền gửi từ các TCKT, dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng từ 62% năm 2007 đã lên tới 72,45% tổng nguồn vốn huy động vào năm 2010. Đây chính là nguồn vốn huy động chủ lực lâu dài và bền vững trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, tiền gửi từ các TCKT, dân cư luôn được VIB chú trọng, là trọng tâm trong định hướng phát triển của VIB bằng các chính sách thu hút khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ thông qua các chiến lược tiếp thị rộng rãi trên cả nước.

Tiếp sau nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT, dân cư thì khoảng 30% vốn huy động của VIB đến từ vốn huy động từ các TCTD. Trong thời gian qua, VIB không vay từ NHNN và các TCTD khác do VIB luôn duy trì mức thanh khoản tốt và nguồn vốn huy động từ 02 kênh huy động từ TCTD khác, TCKT và dân cư tương đối đủ cho nhu cầu sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)